Sau khi Báo điện tử VietNamNet bị tấn công, khiến website này bị tê liệt tới chiều ngày 22/11 mới hoạt động trở lại trong tình trạng chậm chạp, nhiều website Việt Nam đã tăng cường cảnh giác.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Phạm Hiếu, Phó Tổng biên tập Báo điện tử VNExpress cho hay, việc đảm bảo an toàn cho hệ thống báo điện tử là một phần đặc biệt quan trọng. Trung tâm điều hành mạng của VnExpress thường xuyên rà soát và cập nhật các bản vá lỗi hệ thống cũng như các thông tin về bảo mật để phòng ngừa các khả năng bị tấn công.
Cẩn thận là vậy, song theo ông Hiếu, VNExpress cũng từng bị tác động bởi hacker. Rất may, ảnh hưởng chưa quá nghiêm trọng.
Khi được hỏi về việc liệu website này có tăng cường bảo vệ, khi VietNamNet bị tổn thương do hacker, ông Hiếu cho biết, "đội ngũ kỹ thuật của VNExpress liên tục theo dõi trên hệ thống về mặt lập trình lẫn hạ tầng mạng, rà soát các chức năng đang hoạt động, sử dụng tường lửa kiểm soát các cổng kết nối trên hệ thống… nhằm hạn chế tối đa khả năng tấn công có thể xảy ra."
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Công nghệ của VTC Intecom (phụ trách kỹ thuật của Báo điện tử VTC News) thì cho hay, thực tế không wesbite nào là an toàn tuyệt đối.
Về phía VTC, ông Đạt cho biết đơn vị này cũng thường xuyên rà soát mã nguồn, có các thiết bị chuyên dụng như tường lửa để phòng chống hacker.
Ngoài ra, VTC luôn nhờ các chuyên gia an ninh mạng với thái độ cầu thị để được trợ giúp khi có lỗ hổng, hoặc phát hiện lỗ hổng trên website của mình để khắc phục.
Bên cạnh việc có hệ thống sao lưu, dự phòng cho báo điện tử, ở thời điểm hiện tại, ông Đạt cho biết sẽ nâng mức cảnh báo lên cao hơn. Việc rà soát từng bộ phận của hệ thống mạng sẽ được đọc kỹ, đọc chéo để tránh sai sót.
Còn ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ ePI, đơn vị chủ quản trang tổng hợp thông tin tự động BaoMoi.com cho biết, việc bảo đảm an toàn của website này là rất cẩn thận. Tuy nhiên, ông cũng không dám nghĩ là website này sẽ không bị tấn công.
Do đó, ePI thường xuyên có quan hệ tốt với các nhóm an ninh mạng, dựa trên gợi ý kiến của chuyên gia bảo mật để kiểm tra lỗ hổng trên website của mình, hạn chế hacker tấn công.
Hiện, “BaoMoi.com đã chống được việc bị mất tên miền và việc bị thay đổi giao diện,” ông Tuấn nói.
Là một đơn vị từng cung cấp hệ thống cho một số báo điện tử, ông Tuấn nhận định tỷ lệ 50% website Việt dễ dàng bị hack mà ông Vũ Quốc Thành, Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin đưa ra là con số không sai.
Bởi vậy, với sự kiện báo điện tử VietNamNet bị hack, ông Tuấn cho rằng đây là một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, đơn vị chủ quản các website của Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới công tác bảo mật, bảo đảm an toàn cho hệ thống của mình./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Phạm Hiếu, Phó Tổng biên tập Báo điện tử VNExpress cho hay, việc đảm bảo an toàn cho hệ thống báo điện tử là một phần đặc biệt quan trọng. Trung tâm điều hành mạng của VnExpress thường xuyên rà soát và cập nhật các bản vá lỗi hệ thống cũng như các thông tin về bảo mật để phòng ngừa các khả năng bị tấn công.
Cẩn thận là vậy, song theo ông Hiếu, VNExpress cũng từng bị tác động bởi hacker. Rất may, ảnh hưởng chưa quá nghiêm trọng.
Khi được hỏi về việc liệu website này có tăng cường bảo vệ, khi VietNamNet bị tổn thương do hacker, ông Hiếu cho biết, "đội ngũ kỹ thuật của VNExpress liên tục theo dõi trên hệ thống về mặt lập trình lẫn hạ tầng mạng, rà soát các chức năng đang hoạt động, sử dụng tường lửa kiểm soát các cổng kết nối trên hệ thống… nhằm hạn chế tối đa khả năng tấn công có thể xảy ra."
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Công nghệ của VTC Intecom (phụ trách kỹ thuật của Báo điện tử VTC News) thì cho hay, thực tế không wesbite nào là an toàn tuyệt đối.
Về phía VTC, ông Đạt cho biết đơn vị này cũng thường xuyên rà soát mã nguồn, có các thiết bị chuyên dụng như tường lửa để phòng chống hacker.
Ngoài ra, VTC luôn nhờ các chuyên gia an ninh mạng với thái độ cầu thị để được trợ giúp khi có lỗ hổng, hoặc phát hiện lỗ hổng trên website của mình để khắc phục.
Bên cạnh việc có hệ thống sao lưu, dự phòng cho báo điện tử, ở thời điểm hiện tại, ông Đạt cho biết sẽ nâng mức cảnh báo lên cao hơn. Việc rà soát từng bộ phận của hệ thống mạng sẽ được đọc kỹ, đọc chéo để tránh sai sót.
Còn ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ ePI, đơn vị chủ quản trang tổng hợp thông tin tự động BaoMoi.com cho biết, việc bảo đảm an toàn của website này là rất cẩn thận. Tuy nhiên, ông cũng không dám nghĩ là website này sẽ không bị tấn công.
Do đó, ePI thường xuyên có quan hệ tốt với các nhóm an ninh mạng, dựa trên gợi ý kiến của chuyên gia bảo mật để kiểm tra lỗ hổng trên website của mình, hạn chế hacker tấn công.
Hiện, “BaoMoi.com đã chống được việc bị mất tên miền và việc bị thay đổi giao diện,” ông Tuấn nói.
Là một đơn vị từng cung cấp hệ thống cho một số báo điện tử, ông Tuấn nhận định tỷ lệ 50% website Việt dễ dàng bị hack mà ông Vũ Quốc Thành, Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin đưa ra là con số không sai.
Bởi vậy, với sự kiện báo điện tử VietNamNet bị hack, ông Tuấn cho rằng đây là một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, đơn vị chủ quản các website của Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới công tác bảo mật, bảo đảm an toàn cho hệ thống của mình./.
Trung Hiền (Vietnam+)