Các biện pháp tăng thuế tiêu thu đặc biệt hàng năm thêm 20% có thể ngăn chặn được khoảng 100.000 ca tử vong do thuốc lá trong vòng 40 năm tới ở Việt Nam.
Nhận định trên được các chuyên gia y tế thế giới và Việt Nam đưa ra trong hội thảo "Giới thiệu kết quả nghiên cứu tổng quan về thuế thuốc lá tại Việt Nam" diễn ra ngày 9/3, tại Hà Nội.
Hội thảo do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Tổ chức Vì trẻ em Không thuốc lá (TFK) tổ chức.
Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ca tử vong cũng như gây ra bệnh tật tại Việt Nam và phần nhiều do việc sử dụng thuốc lá.
Theo ước tính, việc hút thuốc là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc cao làm giảm năng suất lao động và thu nhập và làm tăng các chi phí cho chăm sóc sức khỏe.
Thực tế khẳng định nhiều biện pháp can thiệp có hiệu quả cao và chi phí thấp mà chính phủ mỗi nước có thể áp dụng để giảm cầu về thuốc lá, từ đó làm cho người dân có sức khỏe tốt hơn và có năng suất lao động cao hơn. Trong đó có các biện pháp can thiệp tăng giá thuốc thông qua tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá là cách làm hiệu quả nhất.
Hiện nay, giá thuốc lá, thuốc lào ở Việt Nam được xếp vào loại thấp nhất thế giới. Giá thuốc lá điếu tăng ít trong khi GDP và thu nhập của người dân tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến số người hút thuốc gia tăng.
Tổ chức Y tế thế giới đề xuất có thể áp dụng một trong hai biện pháp. Đó là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hằng năm thêm 20% sao cho giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất là bằng, hoặc vượt quá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và qua đó làm tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng trong doanh thu thuế hàng năm và ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong sớm (trong vòng 40 năm tới).
Biện pháp thứ 2 là áp dụng một loại thuế theo số lượng với mức thuế là 1.750 đồng cho một bao thuốc 20 điếu, và có điều chỉnh tăng theo lạm phát hàng năm. Mức thuế này sẽ tăng giá bán thuốc lá trung bình khoảng 30% và giúp tăng thêm khoảng 4.300 tỷ đồng trong doanh thu thuế hàng năm và ngăn chặn khoảng hơn 339.000 ca tử vong sớm.
Cũng tại hội thảo trên, các chuyên gia y tế đã cung cấp bằng chứng khoa học về ước tính tác động của tăng thuế thuốc lá và chia sẻ kinh nghiệm thành công về tăng thuế thuốc lá của một số nước trên thế giới. Báo cáo nghiên cứu về thuế thuốc lá và nằm trong loạt nghiên cứu tổng quan về thuế thuốc lá được tiến hành ở 15 nước trên thế giới./.
Nhận định trên được các chuyên gia y tế thế giới và Việt Nam đưa ra trong hội thảo "Giới thiệu kết quả nghiên cứu tổng quan về thuế thuốc lá tại Việt Nam" diễn ra ngày 9/3, tại Hà Nội.
Hội thảo do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh), Tổ chức Vì trẻ em Không thuốc lá (TFK) tổ chức.
Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ca tử vong cũng như gây ra bệnh tật tại Việt Nam và phần nhiều do việc sử dụng thuốc lá.
Theo ước tính, việc hút thuốc là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc cao làm giảm năng suất lao động và thu nhập và làm tăng các chi phí cho chăm sóc sức khỏe.
Thực tế khẳng định nhiều biện pháp can thiệp có hiệu quả cao và chi phí thấp mà chính phủ mỗi nước có thể áp dụng để giảm cầu về thuốc lá, từ đó làm cho người dân có sức khỏe tốt hơn và có năng suất lao động cao hơn. Trong đó có các biện pháp can thiệp tăng giá thuốc thông qua tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá là cách làm hiệu quả nhất.
Hiện nay, giá thuốc lá, thuốc lào ở Việt Nam được xếp vào loại thấp nhất thế giới. Giá thuốc lá điếu tăng ít trong khi GDP và thu nhập của người dân tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến số người hút thuốc gia tăng.
Tổ chức Y tế thế giới đề xuất có thể áp dụng một trong hai biện pháp. Đó là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hằng năm thêm 20% sao cho giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất là bằng, hoặc vượt quá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và qua đó làm tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng trong doanh thu thuế hàng năm và ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong sớm (trong vòng 40 năm tới).
Biện pháp thứ 2 là áp dụng một loại thuế theo số lượng với mức thuế là 1.750 đồng cho một bao thuốc 20 điếu, và có điều chỉnh tăng theo lạm phát hàng năm. Mức thuế này sẽ tăng giá bán thuốc lá trung bình khoảng 30% và giúp tăng thêm khoảng 4.300 tỷ đồng trong doanh thu thuế hàng năm và ngăn chặn khoảng hơn 339.000 ca tử vong sớm.
Cũng tại hội thảo trên, các chuyên gia y tế đã cung cấp bằng chứng khoa học về ước tính tác động của tăng thuế thuốc lá và chia sẻ kinh nghiệm thành công về tăng thuế thuốc lá của một số nước trên thế giới. Báo cáo nghiên cứu về thuế thuốc lá và nằm trong loạt nghiên cứu tổng quan về thuế thuốc lá được tiến hành ở 15 nước trên thế giới./.
Ngọc Anh (Vietnam+)