Luật Công chứng và Nghị định 79 được ban hành và tổ chức thực hiện đã tạo ra sự đổi mới có tính bước ngoặt trong hoạt động công chứng và chứng thực ở Việt Nam.
Qua kết quả 2 năm thực hiện đã khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng khu vực và thế giới.
Mặc dù còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục, nhưng những kết quả đạt được và sự hài lòng của nhân dân sau hơn 2 năm thực hiện Luật Công chứng và Nghị định 79 chính là thước đo chủ trương xã hội hóa công chứng, tách bạch công chứng và chứng thực.
Theo hướng chuyên nghiệp hóa
Hoạt động công chứng đang được phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. Một trong những điểm đổi mới căn bản, quan trọng hàng đầu của Luật Công chứng và Nghị định 79 là việc tách bạch và phân biệt rõ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và nguyên tắc hoạt động của công chứng và chứng thực.
Công chứng từ chỗ được hiểu như một hoạt động mang tính chất thủ tục hành chính đơn thuần thì nay được coi là một nghề, một ngành chuyên môn sâu có chức năng bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là các hợp đồng, giao dịch về bất động sản.
Trong 2 năm gần đây, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 1.485.550 việc; tổng số phí công chứng thu hơn 549 tỷ đồng. Số lượng các hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng tăng cao hơn so với trước khi thực hiện Luật, các hợp đồng, giao dịch tăng không chỉ về số lượng mà cả tính phức tạp với giá trị hợp đồng lớn, nhiều hợp đồng có yếu tố nước ngoài...
Việc ban hành Nghị định 79 đã tách hoạt động chứng thực khỏi hoạt động công chứng và giao thẩm quyền chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký cá nhân cho phòng tư pháp và Ủy ban Nhân dân cấp xã đã giải tỏa tình trạng ách tắc, xếp hàng tại các phòng công chứng trong nhiều năm trước.
Nghị định 79 đã phân cấp mạnh cho Ủy ban Nhân dân cấp xã và phòng tư pháp chứng thực các việc, đặc biệt là chứng thực bản sao, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân và tổ chức trong giao dịch hành chính về chứng thực.
Các thủ tục hành chính trong chứng thực theo quy định của Nghị định 79 đơn giản như người yêu cầu chứng thực không cần phải xuất trình giấy tờ về hộ khẩu, chứng minh nhân dân chỉ xuất trình trong trường hợp duy nhất là chứng thực chữ ký cá nhân; thời gian giải quyết yếu cầu chứng thực được rút ngắn đến mức tối thiểu.
Nghị định 79 đã có những quy định mới theo hướng tránh lạm dụng bản sao chứng thực trong các giao dịch hành chính, qua đó hạn chế tình trạng bản sao văn bằng, chứng chỉ giả để trục lợi; Nghị định cho phép người dân có thể liên hệ với cơ quan, tổ chức cấp bản sao từ sổ gốc thông qua đường bưu điện, không nhất thiết phải trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức đó và chậm nhất trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức cấp bản sao phải gửi bản sao cho người yêu cầu.
...Vẫn cần hoàn thiện thể chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai Luật Công chứng cũng bộc lộ những bất cập. Sự phát triển tổ chức hành nghề công chứng chưa có quy hoạch tổng thể, hợp lý trên cả nước và trên từng địa phương. Hiện mới chỉ có 31/63 địa phương có văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa.
Chủ trương xã hội hóa chưa có một lộ trình tổng thể phù hợp, việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là các văn phòng công chứng chưa đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, hướng dẫn hoạt động dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng.
Chất lượng và số lượng đội ngũ công chứng viên còn bất cập, việc đào tạo, bổ nhiệm công chứng viên còn mang tính tự phát, căn cứ vào nhu cầu vụ việc của từng địa phương; chất lượng đội ngũ công chứng viên còn nhiều hạn chế, trình độ công chứng chưa đồng đều.
Hoạt động quản lý nhà nước về công chứng còn nhiều hạn chế; hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng còn bất cập, chưa đồng bộ...
Trong thực hiện Nghị định 79, việc phân cấp trong chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản các loại giữa cấp huyện và cấp xã còn chưa hợp lý đã gây nên sự lúng túng trong thực hiện...
Những quy định thông thoáng như cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ có thể trực tiếp đối chiếu giữa bản chính và bản chụp không cần chứng thực hay quy định người dân có thể liên hệ với cơ quan, tổ chức cấp bản sao từ sổ gốc thông qua đường bưu điện... dù được thực hiện nhưng vẫn còn rất hạn chế.
Để làm tốt hơn nữa công tác công chứng và chứng thực, Bộ Tư pháp đề nghị xây dựng và hoàn thiện thể chế về công chứng, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng để khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở pháp lý và phù hợp hơn cho phát triển hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa; nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cho xây dựng một đạo luật về chứng thực trình Quốc hội để điều chỉnh toàn diện hoạt động này...
Yêu cầu trước mắt cần sửa đổi, bổ sung kịp thời Nghị định 79 theo hướng mở rộng thẩm quyền chứng thực bản sao bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cho cả Ủy ban Nhân dân cấp xã và phòng tư pháp mà không phân biệt như hiện nay để tránh những phức tạp, phiền hà trong xác định thẩm quyền và tạo thuận lợi cho người dân./.
Qua kết quả 2 năm thực hiện đã khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng khu vực và thế giới.
Mặc dù còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục, nhưng những kết quả đạt được và sự hài lòng của nhân dân sau hơn 2 năm thực hiện Luật Công chứng và Nghị định 79 chính là thước đo chủ trương xã hội hóa công chứng, tách bạch công chứng và chứng thực.
Theo hướng chuyên nghiệp hóa
Hoạt động công chứng đang được phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. Một trong những điểm đổi mới căn bản, quan trọng hàng đầu của Luật Công chứng và Nghị định 79 là việc tách bạch và phân biệt rõ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và nguyên tắc hoạt động của công chứng và chứng thực.
Công chứng từ chỗ được hiểu như một hoạt động mang tính chất thủ tục hành chính đơn thuần thì nay được coi là một nghề, một ngành chuyên môn sâu có chức năng bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là các hợp đồng, giao dịch về bất động sản.
Trong 2 năm gần đây, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 1.485.550 việc; tổng số phí công chứng thu hơn 549 tỷ đồng. Số lượng các hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng tăng cao hơn so với trước khi thực hiện Luật, các hợp đồng, giao dịch tăng không chỉ về số lượng mà cả tính phức tạp với giá trị hợp đồng lớn, nhiều hợp đồng có yếu tố nước ngoài...
Việc ban hành Nghị định 79 đã tách hoạt động chứng thực khỏi hoạt động công chứng và giao thẩm quyền chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký cá nhân cho phòng tư pháp và Ủy ban Nhân dân cấp xã đã giải tỏa tình trạng ách tắc, xếp hàng tại các phòng công chứng trong nhiều năm trước.
Nghị định 79 đã phân cấp mạnh cho Ủy ban Nhân dân cấp xã và phòng tư pháp chứng thực các việc, đặc biệt là chứng thực bản sao, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân và tổ chức trong giao dịch hành chính về chứng thực.
Các thủ tục hành chính trong chứng thực theo quy định của Nghị định 79 đơn giản như người yêu cầu chứng thực không cần phải xuất trình giấy tờ về hộ khẩu, chứng minh nhân dân chỉ xuất trình trong trường hợp duy nhất là chứng thực chữ ký cá nhân; thời gian giải quyết yếu cầu chứng thực được rút ngắn đến mức tối thiểu.
Nghị định 79 đã có những quy định mới theo hướng tránh lạm dụng bản sao chứng thực trong các giao dịch hành chính, qua đó hạn chế tình trạng bản sao văn bằng, chứng chỉ giả để trục lợi; Nghị định cho phép người dân có thể liên hệ với cơ quan, tổ chức cấp bản sao từ sổ gốc thông qua đường bưu điện, không nhất thiết phải trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức đó và chậm nhất trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức cấp bản sao phải gửi bản sao cho người yêu cầu.
...Vẫn cần hoàn thiện thể chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai Luật Công chứng cũng bộc lộ những bất cập. Sự phát triển tổ chức hành nghề công chứng chưa có quy hoạch tổng thể, hợp lý trên cả nước và trên từng địa phương. Hiện mới chỉ có 31/63 địa phương có văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa.
Chủ trương xã hội hóa chưa có một lộ trình tổng thể phù hợp, việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là các văn phòng công chứng chưa đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, hướng dẫn hoạt động dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng.
Chất lượng và số lượng đội ngũ công chứng viên còn bất cập, việc đào tạo, bổ nhiệm công chứng viên còn mang tính tự phát, căn cứ vào nhu cầu vụ việc của từng địa phương; chất lượng đội ngũ công chứng viên còn nhiều hạn chế, trình độ công chứng chưa đồng đều.
Hoạt động quản lý nhà nước về công chứng còn nhiều hạn chế; hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng còn bất cập, chưa đồng bộ...
Trong thực hiện Nghị định 79, việc phân cấp trong chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản các loại giữa cấp huyện và cấp xã còn chưa hợp lý đã gây nên sự lúng túng trong thực hiện...
Những quy định thông thoáng như cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ có thể trực tiếp đối chiếu giữa bản chính và bản chụp không cần chứng thực hay quy định người dân có thể liên hệ với cơ quan, tổ chức cấp bản sao từ sổ gốc thông qua đường bưu điện... dù được thực hiện nhưng vẫn còn rất hạn chế.
Để làm tốt hơn nữa công tác công chứng và chứng thực, Bộ Tư pháp đề nghị xây dựng và hoàn thiện thể chế về công chứng, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng để khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở pháp lý và phù hợp hơn cho phát triển hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa; nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cho xây dựng một đạo luật về chứng thực trình Quốc hội để điều chỉnh toàn diện hoạt động này...
Yêu cầu trước mắt cần sửa đổi, bổ sung kịp thời Nghị định 79 theo hướng mở rộng thẩm quyền chứng thực bản sao bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cho cả Ủy ban Nhân dân cấp xã và phòng tư pháp mà không phân biệt như hiện nay để tránh những phức tạp, phiền hà trong xác định thẩm quyền và tạo thuận lợi cho người dân./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)