Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định 67/CP và có hiệu lực từ ngày 20/12/2012 đã thu hút sự quan tâm của giới báo chí, đặc biệt là các phóng viên nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao mới đây nhất, trước sự quan tâm của các phóng viên nước ngoài về Nghị định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã khẳng định Nghị định 88/CP được xây dựng nhằm khắc phục những điểm không còn phù hợp trong những quy định trước đây.
Nghị định cũng đồng thời bổ sung một số điểm mới theo hướng cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt hơn cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển, giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước.
Nghị định mới có một số điểm nổi bật theo hướng tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thông tin báo chí của nước ngoài tại Việt Nam. Thay vì trước đây văn phòng thường trú chỉ được phép đặt trụ sở tại Hà Nội, nay đã mở rộng ra có thể đặt tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Văn phòng cũng được phép cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở Văn phòng thường trú.
Phạm vi hoạt động của phóng viên cũng được mở rộng hơn với việc họ được phép kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài cũng được phép cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Thời hạn thẻ phóng viên nước ngoài được quy định trong Nghị định mới được tăng lên 12 tháng, so với trước đây là 6 tháng, điều này được điều chỉnh cũng nhằm phù hợp với thời hạn thị thực và lưu trú.
Để tạo thuận lợi hơn trong hoạt động nghiệp vụ của phóng viên thường trú, Nghị định mới đã quy định phóng viên thường trú có thể trực tiếp liên hệ với các địa phương, bộ, ngành về các yêu cầu hoạt động báo chí (trước đây phải liên hệ qua Bộ Ngoại giao). Các thủ tục và thời hạn xử lý các yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài (thành lập văn phòng, xét duyệt cấp thị thực, yêu cầu hoạt động báo chí…) cũng được đơn giản hóa hơn trước.
Nghị định 88/2012/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở phù hợp với những quy định trong những văn bản luật liên quan, đặc biệt là Luật Báo chí (năm 1999), Luật Xuất bản (năm 2004 và sửa đổi năm 2008), Luật Điện ảnh (năm 2006 và sửa đổi năm 2009), Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; phù hợp với những điều chỉnh và phân công nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hiện hành.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết thêm Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan sớm ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định./.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao mới đây nhất, trước sự quan tâm của các phóng viên nước ngoài về Nghị định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã khẳng định Nghị định 88/CP được xây dựng nhằm khắc phục những điểm không còn phù hợp trong những quy định trước đây.
Nghị định cũng đồng thời bổ sung một số điểm mới theo hướng cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt hơn cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển, giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước.
Nghị định mới có một số điểm nổi bật theo hướng tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thông tin báo chí của nước ngoài tại Việt Nam. Thay vì trước đây văn phòng thường trú chỉ được phép đặt trụ sở tại Hà Nội, nay đã mở rộng ra có thể đặt tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Văn phòng cũng được phép cử phóng viên thường trú tại địa phương khác với nơi đặt trụ sở Văn phòng thường trú.
Phạm vi hoạt động của phóng viên cũng được mở rộng hơn với việc họ được phép kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú cho Văn phòng thường trú của một cơ quan báo chí nước ngoài khác tại Việt Nam. Báo chí nước ngoài cũng được phép cử phóng viên thường trú của mình ở một nước khác kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Thời hạn thẻ phóng viên nước ngoài được quy định trong Nghị định mới được tăng lên 12 tháng, so với trước đây là 6 tháng, điều này được điều chỉnh cũng nhằm phù hợp với thời hạn thị thực và lưu trú.
Để tạo thuận lợi hơn trong hoạt động nghiệp vụ của phóng viên thường trú, Nghị định mới đã quy định phóng viên thường trú có thể trực tiếp liên hệ với các địa phương, bộ, ngành về các yêu cầu hoạt động báo chí (trước đây phải liên hệ qua Bộ Ngoại giao). Các thủ tục và thời hạn xử lý các yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài (thành lập văn phòng, xét duyệt cấp thị thực, yêu cầu hoạt động báo chí…) cũng được đơn giản hóa hơn trước.
Nghị định 88/2012/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở phù hợp với những quy định trong những văn bản luật liên quan, đặc biệt là Luật Báo chí (năm 1999), Luật Xuất bản (năm 2004 và sửa đổi năm 2008), Luật Điện ảnh (năm 2006 và sửa đổi năm 2009), Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; phù hợp với những điều chỉnh và phân công nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hiện hành.
Ông Lương Thanh Nghị cho biết thêm Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan sớm ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định./.
Đỗ Quyên (TTXVN)