Lúi húi rắc tro cho những luống rau ngót hứa hẹn một mùa bội thu, anh Nguyễn Mạnh Thắng, nông dân xã Tân Minh (Thường Tín, Hà Nội) bảo, ngày Tết của anh chỉ là mồng Một.
Đến sớm ngày mồng Hai, anh Thắng cũng như nhiều nông dân trên khắp dải đất hình chữ S, đã phải ra đồng sớm để hái rau, đem bán…
Ở nơi hái lá ra tiền
Tranh thủ ra đầu ruộng “bắn” điếu thuốc lào sòng sọc cho đỡ rét, anh Thắng khá ngạc nhiên khi người khách lạ đang tỉ tê hỏi về việc đón Tết của những người trồng rau. “Tết của tôi gói gọn vào ngày mồng Một là hết,” vừa phì phèo hơi thuốc, anh nói.
Cũng như nhiều nghề khác, nếu không có “biến cố” về thời tiết thì thời điểm mà người trồng rau “kiếm bẫm” nhất là dịp Tết cổ truyền. Giá rau trong những ngày cận Tết thường tăng gấp đôi, thậm chí là gấp ba.
Theo lời anh Thắng, trước kia, người nông dân chỉ bán rau đến tối 30 rồi về xôm tụ cùng gia đình, bên mâm cỗ cúng tổ tiên trong thời khắc Giao thừa. Nhưng nhiều năm trở lại đây, người dân thành phố thường đi chợ vào ngày Tết, nên người dân cũng bắt nhịp theo để kiếm sống.
Để có hàng bán sáng ngày mồng Hai, những người nông dân phải ra đồng từ chiều mồng Một để hái rau. Thế là, tất tần tật mọi chuyện từ chuyện đi chúc Tết bên nội, bên ngoại, bạn bè…, anh Thắng dồn cả trong một ngày. Nếu năm nào “lỡ dở,” anh chị chỉ còn nước… gọi điện chúc Tết, hoặc tranh thủ đến vào buổi tối.
“Bán rau ngày Tết cũng ‘kiếm’ được lắm chú ạ. Một mớ rau thường đắt từ 5 đến 10 lần so với ngày thường. Cũng biết là vất vả đấy, nhưng phải cố gắng vì miếng cơm manh áo và lo học hành cho bọn trẻ thôi,” anh Thắng tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Lan, nông dân ở xã Vân Tảo (huyện Thường Tín) thì cho hay, năm nào cũng vậy, hễ ăn cơm trưa ngày mồng Một xong là anh chị lại ra đồng hái rau. Thậm chí, chị còn được phân công chở rau vượt 20km lên Hà Nội bán ngay trong buổi chiều đầu năm. Còn anh sẽ chịu trách nhiệm ở nhà chuẩn bị hàng để đến sớm ngày mồng Hai, cả hai người, chia hai ngả “tác chiến.”
Cũng bởi mưu sinh, những đứa con của chị Lan và anh Thắng đều phải gửi lại cho ông bà nội ngoại. “Mình thường đi bán hàng từ tờ mờ sáng nên bọn trẻ phải gửi cho ông bà chăm sóc. Ngày Xuân, người ta thì vui vẻ, đi chơi cùng gia đình, còn bọn mình vẫn nghèo nên phải lao đầu đi kiếm ăn. Nhiều lúc nghĩ mà tủi lắm, cũng may giá rau ngày Tết cũng được nên cũng an ủi được phần nào,” chị Lan ngậm ngùi.
Trồng lại hàng… ế
Cũng ra đồng trong những ngày Tết, nhưng những nông dân trồng quất, đào có vẻ thảnh thơi hơn người trồng rau.
Anh Nguyễn Văn Thành, một người trồng đào ở Vân Tảo đang bày bán những cây hoa đào ở đường Linh Đàm (Hà Nội) cho hay, vườn đào nhà anh năm nay mất mùa do giá rét. Thế nhưng, còn nước còn tát, những cành đào lún phún nụ và chỉ có vài bông hoa cũng được gia đình đánh gốc, chở đi bán.
Theo anh, năm nay hoa đào, quất cảnh đắt, nên cũng mong sẽ gỡ gạc lại chút công sá cho cả năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Thế nhưng, anh cũng thừa nhận cũng như nhiều năm, nhiều khả năng một số cây đào của anh sẽ bị... ế.
Thông thường, nếu còn hàng, anh Thành sẽ bán đến khoảng 10-11 giờ đêm 30. Những năm hết hàng, cả nhà cùng về cúng Giao thừa trong niềm hân hoan. Còn khi ế, họ phải thuê ngay tắp lự một chuyến xe tải, vận chuyển hoa đào về đặt ở vườn trước thời điểm giao thừa.
Anh Thành bảo, nếu ế ít còn đỡ, chứ ế nhiều thì ngay mồng Hai, bố con anh đã phải hí húi vác cuốc, thuổng ra đồng để trồng lại hoa đào và tưới nước để cây đỡ bị “chột.”
Theo kinh nghiệm của Đinh Văn Tráng, một người trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ), những cây đào gốc còn nguyên đất thì không sao, nhưng những cây lỡ bị vỡ “vùng” thì phải trồng ngay kẻo bị chết. Ngoài ra, người nông dân phải trồng gấp bởi để đào đã đánh vùng sẵn ở ruộng, khó tránh khỏi sự mất mát không đáng có.
“Nếu người đi bán rau càng vất vả càng vui vì kiếm được tiền, thì người trồng lại đào, quất lại héo hon vì ế ẩm,” anh Tráng nói./.
Đến sớm ngày mồng Hai, anh Thắng cũng như nhiều nông dân trên khắp dải đất hình chữ S, đã phải ra đồng sớm để hái rau, đem bán…
Ở nơi hái lá ra tiền
Tranh thủ ra đầu ruộng “bắn” điếu thuốc lào sòng sọc cho đỡ rét, anh Thắng khá ngạc nhiên khi người khách lạ đang tỉ tê hỏi về việc đón Tết của những người trồng rau. “Tết của tôi gói gọn vào ngày mồng Một là hết,” vừa phì phèo hơi thuốc, anh nói.
Cũng như nhiều nghề khác, nếu không có “biến cố” về thời tiết thì thời điểm mà người trồng rau “kiếm bẫm” nhất là dịp Tết cổ truyền. Giá rau trong những ngày cận Tết thường tăng gấp đôi, thậm chí là gấp ba.
Theo lời anh Thắng, trước kia, người nông dân chỉ bán rau đến tối 30 rồi về xôm tụ cùng gia đình, bên mâm cỗ cúng tổ tiên trong thời khắc Giao thừa. Nhưng nhiều năm trở lại đây, người dân thành phố thường đi chợ vào ngày Tết, nên người dân cũng bắt nhịp theo để kiếm sống.
Để có hàng bán sáng ngày mồng Hai, những người nông dân phải ra đồng từ chiều mồng Một để hái rau. Thế là, tất tần tật mọi chuyện từ chuyện đi chúc Tết bên nội, bên ngoại, bạn bè…, anh Thắng dồn cả trong một ngày. Nếu năm nào “lỡ dở,” anh chị chỉ còn nước… gọi điện chúc Tết, hoặc tranh thủ đến vào buổi tối.
“Bán rau ngày Tết cũng ‘kiếm’ được lắm chú ạ. Một mớ rau thường đắt từ 5 đến 10 lần so với ngày thường. Cũng biết là vất vả đấy, nhưng phải cố gắng vì miếng cơm manh áo và lo học hành cho bọn trẻ thôi,” anh Thắng tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Lan, nông dân ở xã Vân Tảo (huyện Thường Tín) thì cho hay, năm nào cũng vậy, hễ ăn cơm trưa ngày mồng Một xong là anh chị lại ra đồng hái rau. Thậm chí, chị còn được phân công chở rau vượt 20km lên Hà Nội bán ngay trong buổi chiều đầu năm. Còn anh sẽ chịu trách nhiệm ở nhà chuẩn bị hàng để đến sớm ngày mồng Hai, cả hai người, chia hai ngả “tác chiến.”
Cũng bởi mưu sinh, những đứa con của chị Lan và anh Thắng đều phải gửi lại cho ông bà nội ngoại. “Mình thường đi bán hàng từ tờ mờ sáng nên bọn trẻ phải gửi cho ông bà chăm sóc. Ngày Xuân, người ta thì vui vẻ, đi chơi cùng gia đình, còn bọn mình vẫn nghèo nên phải lao đầu đi kiếm ăn. Nhiều lúc nghĩ mà tủi lắm, cũng may giá rau ngày Tết cũng được nên cũng an ủi được phần nào,” chị Lan ngậm ngùi.
Trồng lại hàng… ế
Cũng ra đồng trong những ngày Tết, nhưng những nông dân trồng quất, đào có vẻ thảnh thơi hơn người trồng rau.
Anh Nguyễn Văn Thành, một người trồng đào ở Vân Tảo đang bày bán những cây hoa đào ở đường Linh Đàm (Hà Nội) cho hay, vườn đào nhà anh năm nay mất mùa do giá rét. Thế nhưng, còn nước còn tát, những cành đào lún phún nụ và chỉ có vài bông hoa cũng được gia đình đánh gốc, chở đi bán.
Theo anh, năm nay hoa đào, quất cảnh đắt, nên cũng mong sẽ gỡ gạc lại chút công sá cho cả năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Thế nhưng, anh cũng thừa nhận cũng như nhiều năm, nhiều khả năng một số cây đào của anh sẽ bị... ế.
Thông thường, nếu còn hàng, anh Thành sẽ bán đến khoảng 10-11 giờ đêm 30. Những năm hết hàng, cả nhà cùng về cúng Giao thừa trong niềm hân hoan. Còn khi ế, họ phải thuê ngay tắp lự một chuyến xe tải, vận chuyển hoa đào về đặt ở vườn trước thời điểm giao thừa.
Anh Thành bảo, nếu ế ít còn đỡ, chứ ế nhiều thì ngay mồng Hai, bố con anh đã phải hí húi vác cuốc, thuổng ra đồng để trồng lại hoa đào và tưới nước để cây đỡ bị “chột.”
Theo kinh nghiệm của Đinh Văn Tráng, một người trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ), những cây đào gốc còn nguyên đất thì không sao, nhưng những cây lỡ bị vỡ “vùng” thì phải trồng ngay kẻo bị chết. Ngoài ra, người nông dân phải trồng gấp bởi để đào đã đánh vùng sẵn ở ruộng, khó tránh khỏi sự mất mát không đáng có.
“Nếu người đi bán rau càng vất vả càng vui vì kiếm được tiền, thì người trồng lại đào, quất lại héo hon vì ế ẩm,” anh Tráng nói./.
Trung Hiền (Vietnam+)