Thế giới cần thay đổi căn bản hệ thống lương thực toàn cầu để nuôi sống dân số đang gia tăng. Đây là khuyến cáo trong báo cáo của Chính phủ Anh mang tên "Tương lai lương thực và nông nghiệp toàn cầu" công bố ngày 24/1.
Báo cáo cho biết hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay đang đối mặt với hai thách thức lớn. Thứ nhất, các nguồn lực đã cạn kiệt do chi nhiều hơn thu. Thứ hai, khoảng một tỷ người trên thế giới đang bị đói, một tỷ người khác có nguy cơ đói, trong khi một tỷ người nữa đang lãng phí lương thực. Bên cạnh đó, giá lương thực sẽ tiếp tục "leo thang" và dân số thế giới thì tiếp tục gia tăng, có thể lên đến 9 tỷ người trong 40 năm tới.
Trong bối cảnh trên, thế giới cần thực hiện những thay đổi mạnh mẽ ở tất cả các cấp, từ hoạch địch chính sách, sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
Những thay đổi này cần tính đến việc sử dụng nguồn nước và năng lượng cũng như khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Các chính phủ cần hành động để thay đổi thói quen ăn uống của người dân; giảm bớt tình trạng lãnh phí, hạn chế trợ giá và theo đuổi các chương trình sản xuất thực phẩm biến đổi gien; thúc đẩy nghiên cứu công nghệ đáp ứng những thách thức về an ninh lương thực.
Báo cáo cảnh báo sẽ không có giải pháp ổn định tức thì nào cho những khó khăn hiện nay, đồng thời đề xuất không coi công nghệ nhân bản động vật và nanô là những ưu tiên trong sản xuất lương thực vì lý do đạo đức và tinh thần./.
Báo cáo cho biết hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay đang đối mặt với hai thách thức lớn. Thứ nhất, các nguồn lực đã cạn kiệt do chi nhiều hơn thu. Thứ hai, khoảng một tỷ người trên thế giới đang bị đói, một tỷ người khác có nguy cơ đói, trong khi một tỷ người nữa đang lãng phí lương thực. Bên cạnh đó, giá lương thực sẽ tiếp tục "leo thang" và dân số thế giới thì tiếp tục gia tăng, có thể lên đến 9 tỷ người trong 40 năm tới.
Trong bối cảnh trên, thế giới cần thực hiện những thay đổi mạnh mẽ ở tất cả các cấp, từ hoạch địch chính sách, sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
Những thay đổi này cần tính đến việc sử dụng nguồn nước và năng lượng cũng như khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Các chính phủ cần hành động để thay đổi thói quen ăn uống của người dân; giảm bớt tình trạng lãnh phí, hạn chế trợ giá và theo đuổi các chương trình sản xuất thực phẩm biến đổi gien; thúc đẩy nghiên cứu công nghệ đáp ứng những thách thức về an ninh lương thực.
Báo cáo cảnh báo sẽ không có giải pháp ổn định tức thì nào cho những khó khăn hiện nay, đồng thời đề xuất không coi công nghệ nhân bản động vật và nanô là những ưu tiên trong sản xuất lương thực vì lý do đạo đức và tinh thần./.
(TTXVN/Vietnam+)