Xuất khẩu tăng mạnh trong khi nhập khẩu được hạn chế đã khiến thâm hụt cán cân buôn bán của Mỹ với nước ngoài trong tháng Sáu vừa qua giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm qua.
Mức thâm hụt thương mại thấp bất ngờ này có thể làm thay đổi đánh giá của Nhà Trắng về tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2/2013.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 6/8 cho biết trong tháng 6/2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 2,2%, đạt mức kỷ lục hơn 191 tỷ USD. Trong khi đó, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong tháng giảm 2,5%, chỉ ở mức 225 tỷ USD. Như vậy, cán cân xuất nhập khẩu trong tháng là hơn 34 tỷ USD, giảm khoảng 22% so với mức thâm hụt trên 44 tỷ USD trong tháng Năm và mức dự báo của các chuyên gia là 43,5 tỷ USD. Đây là tháng mà Mỹ có mức thâm hụt thương mại thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
[Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng dưới 1% trong quý II]
Nhập khẩu dầu mỏ và nguyên vật liệu công nghiệp giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2010 là một trong những nguyên nhân làm giảm kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong tháng Sáu. Việc hạn chế chi tiêu của chính phủ liên bang do ngân sách bị cắt giảm và nhu cầu yếu hơn của thị trường các nước đối với hàng hóa nhập khẩu cũng là những yếu tố làm thu nhỏ cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ.
Khối lượng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong tháng Sáu tăng 1,5%, nhưng trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm tổng cộng 5,5% so với cùng kỳ 2012.
Mặc dù xuất khẩu trong vài năm qua tăng với tốc độ chậm hơn, nhưng Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất của Mỹ, theo đó riêng trong tháng Sáu tăng 4,5% và trong sáu tháng đầu năm tăng tổng cộng 4,2%.
Trong khi đó, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng Sáu giảm 2,2%, làm giảm thâm hụt thương mại với nước này xuống gần 27 tỷ USD so với gần 28 tỷ USD trong tháng Năm. Với bức tranh xuất nhập khẩu trên, các chuyên gia dự báo tốc độ tăng GDP của Mỹ trong quý 2/2013 có thể đạt 2,3% so với mức 1,7% mà Bộ Thương mại Mỹ sơ bộ đánh giá ngày 31/7.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của quốc gia láng giềng Canada cũng tiếp tục giảm mạnh. Tháng Sáu vừa qua là tháng thứ 18 liên tiếp ghi nhận thâm hụt thương mại của Canada giảm, xuống còn 469 triệu USD từ mức 781 triệu USD trong tháng Năm, thấp hơn nhiều so với mức dự báo của các chuyên gia là 500 triệu USD. Yếu tố dẫn đến tình hình này là do khối lượng xuất khẩu tăng gấp đôi so với nhập khẩu, đạt mức 39,6 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thống kê Canada công bố ngày 6/8, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6/2013 tăng chủ yếu nhờ vào sự gia tăng sản lượng xuất khẩu của các kim loại, đá quý chưa gia công, xe chở khách và các loại xe tải trọng lượng thấp. Trong khi đó, nhập khẩu chỉ tăng 0,6%, tương đương hơn 40 tỷ USD, chủ yếu là các sản phẩm như dầu thô, nhựa đường và máy bay.
Cũng trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, hiện vẫn chiếm khoảng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada, tăng 1,5%, trong khi nhập khẩu giảm 0,8%, đã đẩy thặng dư thương mại với Mỹ lên đến gần 3,8 tỷ USD so với mức 3,16 tỷ USD trong tháng Năm.
Ngành xuất khẩu của Canada là động lực chính, chiếm khoảng 25% giá trị của nền kinh tế, song bị ảnh hưởng đáng kể bởi đồng đôla Canada mạnh và sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. Trong nửa đầu năm 2013, thâm hụt thương mại của Canada đã lên đến gần 4,4 tỷ USD, chỉ xếp sau mức cao kỷ lục được ghi nhận trong năm 2012 là gần 5 tỷ USD. Điều này phản ánh rõ ràng rằng lĩnh vực xuất khẩu của nước này vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong dài hạn./.
Mức thâm hụt thương mại thấp bất ngờ này có thể làm thay đổi đánh giá của Nhà Trắng về tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2/2013.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 6/8 cho biết trong tháng 6/2013, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 2,2%, đạt mức kỷ lục hơn 191 tỷ USD. Trong khi đó, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong tháng giảm 2,5%, chỉ ở mức 225 tỷ USD. Như vậy, cán cân xuất nhập khẩu trong tháng là hơn 34 tỷ USD, giảm khoảng 22% so với mức thâm hụt trên 44 tỷ USD trong tháng Năm và mức dự báo của các chuyên gia là 43,5 tỷ USD. Đây là tháng mà Mỹ có mức thâm hụt thương mại thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
[Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng dưới 1% trong quý II]
Nhập khẩu dầu mỏ và nguyên vật liệu công nghiệp giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2010 là một trong những nguyên nhân làm giảm kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong tháng Sáu. Việc hạn chế chi tiêu của chính phủ liên bang do ngân sách bị cắt giảm và nhu cầu yếu hơn của thị trường các nước đối với hàng hóa nhập khẩu cũng là những yếu tố làm thu nhỏ cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ.
Khối lượng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong tháng Sáu tăng 1,5%, nhưng trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm tổng cộng 5,5% so với cùng kỳ 2012.
Mặc dù xuất khẩu trong vài năm qua tăng với tốc độ chậm hơn, nhưng Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất của Mỹ, theo đó riêng trong tháng Sáu tăng 4,5% và trong sáu tháng đầu năm tăng tổng cộng 4,2%.
Trong khi đó, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng Sáu giảm 2,2%, làm giảm thâm hụt thương mại với nước này xuống gần 27 tỷ USD so với gần 28 tỷ USD trong tháng Năm. Với bức tranh xuất nhập khẩu trên, các chuyên gia dự báo tốc độ tăng GDP của Mỹ trong quý 2/2013 có thể đạt 2,3% so với mức 1,7% mà Bộ Thương mại Mỹ sơ bộ đánh giá ngày 31/7.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của quốc gia láng giềng Canada cũng tiếp tục giảm mạnh. Tháng Sáu vừa qua là tháng thứ 18 liên tiếp ghi nhận thâm hụt thương mại của Canada giảm, xuống còn 469 triệu USD từ mức 781 triệu USD trong tháng Năm, thấp hơn nhiều so với mức dự báo của các chuyên gia là 500 triệu USD. Yếu tố dẫn đến tình hình này là do khối lượng xuất khẩu tăng gấp đôi so với nhập khẩu, đạt mức 39,6 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thống kê Canada công bố ngày 6/8, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6/2013 tăng chủ yếu nhờ vào sự gia tăng sản lượng xuất khẩu của các kim loại, đá quý chưa gia công, xe chở khách và các loại xe tải trọng lượng thấp. Trong khi đó, nhập khẩu chỉ tăng 0,6%, tương đương hơn 40 tỷ USD, chủ yếu là các sản phẩm như dầu thô, nhựa đường và máy bay.
Cũng trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, hiện vẫn chiếm khoảng hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada, tăng 1,5%, trong khi nhập khẩu giảm 0,8%, đã đẩy thặng dư thương mại với Mỹ lên đến gần 3,8 tỷ USD so với mức 3,16 tỷ USD trong tháng Năm.
Ngành xuất khẩu của Canada là động lực chính, chiếm khoảng 25% giá trị của nền kinh tế, song bị ảnh hưởng đáng kể bởi đồng đôla Canada mạnh và sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. Trong nửa đầu năm 2013, thâm hụt thương mại của Canada đã lên đến gần 4,4 tỷ USD, chỉ xếp sau mức cao kỷ lục được ghi nhận trong năm 2012 là gần 5 tỷ USD. Điều này phản ánh rõ ràng rằng lĩnh vực xuất khẩu của nước này vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong dài hạn./.
(TTXVN)