Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) ngày 10/3 công bố số liệu thống kê cho thấy thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 2/2011 đã lên tới 7,3 tỷ USD do tốc độ xuất khẩu chậm lại.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng qua chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 96,74 tỷ USD), trong khi nhập khẩu tăng 19,4% (đạt 104,04 tỷ USD). Đây là tháng thứ hai trong một năm trở lại đây, Trung Quốc bị thâm hụt thương mại và cũng là mức thâm hụt lớn nhất trong 7 năm qua. Trước đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã thông báo mức thâm hụt tháng 3/2010 là 7,24 tỷ USD.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, nhập khẩu tăng một phần vì giá cả leo thang trên thị trường quốc tế, trong đó có giá dầu thô và quặng sắt. Các nhà quan sát thị trường nhận định mức thâm hụt bất ngờ trên có liên quan đến việc Nhân dân tệ tăng giá, sự bất ổn của các thị trường bên ngoài và sự gia tăng chi phí lao động.
Nhưng quan trọng hơn, mức thâm hụt kỷ lục này phản ánh một xu hướng giảm thặng dư thương mại - kết quả của chính sách "ổn định xuất khẩu, thúc đẩy nhập khẩu đồng thời duy trì thặng dư thương mại ở mức thấp hơn" của Trung Quốc. Theo GAC, thặng dư thương mại của nước này trong năm 2010 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 183 tỷ USD.
Các số liệu trên được công bố giữa lúc Trung Quốc đang bị chỉ trích vì chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu, trong khi Mỹ cho rằng nước này cố tình giữ giá Nhân dân tệ thấp so với USD để kích thích xuất khẩu. Giới phân tích nhận định thâm hụt thương mại sẽ làm giảm sức ép của Washington đối với Bắc Kinh liên quan vấn đề tỷ giá./.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng qua chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 96,74 tỷ USD), trong khi nhập khẩu tăng 19,4% (đạt 104,04 tỷ USD). Đây là tháng thứ hai trong một năm trở lại đây, Trung Quốc bị thâm hụt thương mại và cũng là mức thâm hụt lớn nhất trong 7 năm qua. Trước đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã thông báo mức thâm hụt tháng 3/2010 là 7,24 tỷ USD.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, nhập khẩu tăng một phần vì giá cả leo thang trên thị trường quốc tế, trong đó có giá dầu thô và quặng sắt. Các nhà quan sát thị trường nhận định mức thâm hụt bất ngờ trên có liên quan đến việc Nhân dân tệ tăng giá, sự bất ổn của các thị trường bên ngoài và sự gia tăng chi phí lao động.
Nhưng quan trọng hơn, mức thâm hụt kỷ lục này phản ánh một xu hướng giảm thặng dư thương mại - kết quả của chính sách "ổn định xuất khẩu, thúc đẩy nhập khẩu đồng thời duy trì thặng dư thương mại ở mức thấp hơn" của Trung Quốc. Theo GAC, thặng dư thương mại của nước này trong năm 2010 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 183 tỷ USD.
Các số liệu trên được công bố giữa lúc Trung Quốc đang bị chỉ trích vì chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu, trong khi Mỹ cho rằng nước này cố tình giữ giá Nhân dân tệ thấp so với USD để kích thích xuất khẩu. Giới phân tích nhận định thâm hụt thương mại sẽ làm giảm sức ép của Washington đối với Bắc Kinh liên quan vấn đề tỷ giá./.
(TTXVN/Vietnam+)