Ngày 2/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm nhấn mạnh, tại Việt Nam, dịch HIV đang từng bước được khống chế. Tuy nhiên, số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng.
Do đó, phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho phụ nữ mang thai phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV của bản thân để áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng, hạn chế thấp nhất việc lây truyền HIV sang con.
Phó Thủ tướng đề nghị các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội tích cực hưởng ứng tháng hành động này và triển khai xuyên suốt trong cả năm. Đồng thời, tăng cường truyền thông, đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Theo ông Trịnh Quân Huấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế, Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2010 có chủ đề “ Xét nghiệm HIV cho mẹ-Sức khỏe cho con” sẽ diễn ra từ ngày 1/6-30/6, nhằm khuyến khích phụ nữ mang thai đi xét nghiệm HIV để được tiếp cận sớm với các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tháng cao điểm sẽ được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước với 225 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Các dịch vụ được cung cấp gồm xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV trong các trường hợp nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài.
Theo kết quả giám sát trọng điểm, ước tính mỗi năm ở Việt Namm có khoảng 6.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV cho con là 35%, như vậy mỗi năm sẽ có khoảng hơn 2.000 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng sớm thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ khoảng 5%, đồng nghĩa với việc có thể cứu được hơn 1.600 trẻ em không bị lây truyền HIV từ mẹ.
Hiện nay hầu hết các phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện muộn trong giai đoạn chuyển dạ gây khó khăn trong việc tư vấn, chăm sóc theo dõi và điều trị dự phòng HIV từ mẹ sang con./.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm nhấn mạnh, tại Việt Nam, dịch HIV đang từng bước được khống chế. Tuy nhiên, số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng.
Do đó, phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho phụ nữ mang thai phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV của bản thân để áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng, hạn chế thấp nhất việc lây truyền HIV sang con.
Phó Thủ tướng đề nghị các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội tích cực hưởng ứng tháng hành động này và triển khai xuyên suốt trong cả năm. Đồng thời, tăng cường truyền thông, đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Theo ông Trịnh Quân Huấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế, Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2010 có chủ đề “ Xét nghiệm HIV cho mẹ-Sức khỏe cho con” sẽ diễn ra từ ngày 1/6-30/6, nhằm khuyến khích phụ nữ mang thai đi xét nghiệm HIV để được tiếp cận sớm với các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Tháng cao điểm sẽ được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước với 225 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Các dịch vụ được cung cấp gồm xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV trong các trường hợp nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài.
Theo kết quả giám sát trọng điểm, ước tính mỗi năm ở Việt Namm có khoảng 6.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV cho con là 35%, như vậy mỗi năm sẽ có khoảng hơn 2.000 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng sớm thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ khoảng 5%, đồng nghĩa với việc có thể cứu được hơn 1.600 trẻ em không bị lây truyền HIV từ mẹ.
Hiện nay hầu hết các phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện muộn trong giai đoạn chuyển dạ gây khó khăn trong việc tư vấn, chăm sóc theo dõi và điều trị dự phòng HIV từ mẹ sang con./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam)