Phiên giao dịch ngày 30/7, thị trường diễn ra trong không khí ảm đạm trước sự dè dặt của nhà đầu tư. Đóng cửa, VN-Index chỉ tăng 1,84 điểm, còn HNX-Index cũng cộng thêm 0,14%.
Khối lượng giao dịch trên cả hai sàn giao dịch vẫn ở mức thấp, chỉ đạt trên 51 triệu đơn vị, tương ứng giá trị là 700 tỷ đồng.
Bên sàn HoSE, đầu giờ, bên bán đã mạnh tay đặt lệnh khiến VN-Index đóng cửa đợt 1 giảm ngay 2,59 điểm (-0,63%) và xuống 410,57 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 965,6 nghìn đơn vị, tương ứng 19,1 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, tâm lý căng thẳng vẫn bao trùm khắp thị trường, áp lực bán không ngừng tăng lên và VN-Index phải chống đỡ vất vả mới giữ được ngưỡng 410 điểm.
Tuy nhiên, đến đợt giao dịch buổi chiều, thị trường bất ngờ khởi sắc nhờ vào sự bứt phá của nhiều mã vừa và nhỏ, trong khi một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn cũng tăng nhẹ trở lại hoặc đứng giá. Chính điều này đã giúp VN-Index đi lên vào cuối phiên.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VIC và BVH dậm chân tại chỗ, nhưng VNM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, lên 89.000 đồng, còn MSN cũng tăng 2.000 đồng/cổ phiếu và GAS tăng 400 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip có FPT, FVF, SJS và STB tăng điểm tích cực với khối lượng khớp lệnh khá lớn, trong đó STB có trên 3,6 triệu đơn vị khớp lệnh ở mức giá 23.200 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng/cổ phiếu.
Một số mã chốt phiên dưới mức giá tham chiếu như GMD, DPM, NTL, PVD, VCB... Còn một số mã chốt phiên ở mức giá tham chiếu như CTG, EIB, SSI, MBB...
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 1,84 điểm (+0,45%) và lên 415 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 26,7 triệu đơn vị, tương ứng 461,7 tỷ đồng.
Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 98 mã tăng giá, 103 mã giảm giá và 108 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa tăng 2,68 điểm (+0,55%) và lên 492,29 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 11 triệu đơn vị, tương ứng gần 252 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, với 92 mã tăng giá và 104 mã giảm giá thì chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng nhẹ 17 điểm (+0,14%) và lên 69,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 25,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 248,3 tỷ đồng.
Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,17 điểm (-0,13%) và xuống 131,39 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 12,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị là 130,4 tỷ đồng.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng trên 200.000 đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng là 2,2 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,03 điểm (-0,08%) và xuống 36,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 215.000 đơn vị, tương ứng giá trị là 1,24 tỷ đồng./.
Khối lượng giao dịch trên cả hai sàn giao dịch vẫn ở mức thấp, chỉ đạt trên 51 triệu đơn vị, tương ứng giá trị là 700 tỷ đồng.
Bên sàn HoSE, đầu giờ, bên bán đã mạnh tay đặt lệnh khiến VN-Index đóng cửa đợt 1 giảm ngay 2,59 điểm (-0,63%) và xuống 410,57 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 965,6 nghìn đơn vị, tương ứng 19,1 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, tâm lý căng thẳng vẫn bao trùm khắp thị trường, áp lực bán không ngừng tăng lên và VN-Index phải chống đỡ vất vả mới giữ được ngưỡng 410 điểm.
Tuy nhiên, đến đợt giao dịch buổi chiều, thị trường bất ngờ khởi sắc nhờ vào sự bứt phá của nhiều mã vừa và nhỏ, trong khi một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn cũng tăng nhẹ trở lại hoặc đứng giá. Chính điều này đã giúp VN-Index đi lên vào cuối phiên.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VIC và BVH dậm chân tại chỗ, nhưng VNM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, lên 89.000 đồng, còn MSN cũng tăng 2.000 đồng/cổ phiếu và GAS tăng 400 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip có FPT, FVF, SJS và STB tăng điểm tích cực với khối lượng khớp lệnh khá lớn, trong đó STB có trên 3,6 triệu đơn vị khớp lệnh ở mức giá 23.200 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng/cổ phiếu.
Một số mã chốt phiên dưới mức giá tham chiếu như GMD, DPM, NTL, PVD, VCB... Còn một số mã chốt phiên ở mức giá tham chiếu như CTG, EIB, SSI, MBB...
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 1,84 điểm (+0,45%) và lên 415 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 26,7 triệu đơn vị, tương ứng 461,7 tỷ đồng.
Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 98 mã tăng giá, 103 mã giảm giá và 108 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa tăng 2,68 điểm (+0,55%) và lên 492,29 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 11 triệu đơn vị, tương ứng gần 252 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, với 92 mã tăng giá và 104 mã giảm giá thì chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng nhẹ 17 điểm (+0,14%) và lên 69,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 25,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 248,3 tỷ đồng.
Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,17 điểm (-0,13%) và xuống 131,39 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 12,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị là 130,4 tỷ đồng.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng trên 200.000 đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng là 2,2 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,03 điểm (-0,08%) và xuống 36,98 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 215.000 đơn vị, tương ứng giá trị là 1,24 tỷ đồng./.
Đức Duy (Vietnam+)