Sáng kiến xây dựng “thành phố minh bạch” do thị trưởng thành phố Martin, nước Cộng hòa Xlovakia khởi xướng năm 2008, là một điển hình về tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở cấp địa phương đã được ông Jozef Petras, Giám đốc Sở Thông tin và Ngoại vụ thành phố Martin giới thiệu với báo chí sáng 1/11 tại Hà Nội.
Điểm nổi bật của sáng kiến xây dựng “Thành phố minh bạch” của thành phố Martin nhằm mục tiêu xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch; trong đó có hai ứng dụng cụ thể là phòng chống tham nhũng và tăng cường sự minh bạch, nhằm thúc đẩy sự tin tưởng của người dân.
Hơn nữa, việc công khai thông tin qua website của thành phố, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, áp dụng đấu thầu điện tử để giảm thất thoát trong đầu tư công đồng thời tập trung vào thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng như tuyển dụng công chức minh bạch, công khai... đã giúp Xlovakia tiết kiệm được hàng triệu euro mỗi năm, cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chủ trương phân cấp và chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng, kinh nghiệm của thành phố Martin là sự gợi mở cho việc xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở địa phương.
"Các nỗ lực này sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng những bộ máy chính quyền địa phương hiện đại, có trách nhiệm và hiệu quả ở Việt Nam," ông Jozef Petras chia sẻ.
Thành phố Martin với dân số 57.000 người, nằm ở phía Bắc Xlovakia. Năm 2011, nước này đứng thứ 66 trên tổng số 183 nước và vùng lãnh thổ trong bảng chỉ số cảm nhận thanh nhũng (CPI) của tổ chức minh bạch quốc tế (TI) với số điểm 4/10 và điều đó cũng có nghĩa tham nhũng là một thách thức lớn đối với Xlovakia.
Sáng kiến Thành phố minh bạch được thị trưởng Jozef Petras khởi động từ năm 2008, phân làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện trong 2 tháng, gồm đánh giá rủi ro, phân tích thực tiễn để xác định 17 lĩnh vực như hải quan, thuế vụ, đầu tư công… là những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. 6 tháng tiếp theo triển khai bước 2 là xác định các biện pháp nhằm giảm nguy cơ tham nhũng, tập trung vào việc nâng cao tính minh bạch và hạn chế lạm quyền và giai đoạn 3 sẽ là ban hành các quy định pháp lý cần thiết cũng như thực thi các biện pháp tăng cường minh bạch.
Sau một năm, bằng việc áp dụng phương thức đấu thầu điện tử, thành phố đã tiết kiệm được ít nhất 740.200 euro, tăng thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng nhất là người dân tin tưởng vào chính quyền cũng như thành phố đã vinh dự được nhận “Giải dịch vụ công 2011” của Liên hiệp quốc./.
Điểm nổi bật của sáng kiến xây dựng “Thành phố minh bạch” của thành phố Martin nhằm mục tiêu xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch; trong đó có hai ứng dụng cụ thể là phòng chống tham nhũng và tăng cường sự minh bạch, nhằm thúc đẩy sự tin tưởng của người dân.
Hơn nữa, việc công khai thông tin qua website của thành phố, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, áp dụng đấu thầu điện tử để giảm thất thoát trong đầu tư công đồng thời tập trung vào thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng như tuyển dụng công chức minh bạch, công khai... đã giúp Xlovakia tiết kiệm được hàng triệu euro mỗi năm, cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chủ trương phân cấp và chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng, kinh nghiệm của thành phố Martin là sự gợi mở cho việc xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở địa phương.
"Các nỗ lực này sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng những bộ máy chính quyền địa phương hiện đại, có trách nhiệm và hiệu quả ở Việt Nam," ông Jozef Petras chia sẻ.
Thành phố Martin với dân số 57.000 người, nằm ở phía Bắc Xlovakia. Năm 2011, nước này đứng thứ 66 trên tổng số 183 nước và vùng lãnh thổ trong bảng chỉ số cảm nhận thanh nhũng (CPI) của tổ chức minh bạch quốc tế (TI) với số điểm 4/10 và điều đó cũng có nghĩa tham nhũng là một thách thức lớn đối với Xlovakia.
Sáng kiến Thành phố minh bạch được thị trưởng Jozef Petras khởi động từ năm 2008, phân làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện trong 2 tháng, gồm đánh giá rủi ro, phân tích thực tiễn để xác định 17 lĩnh vực như hải quan, thuế vụ, đầu tư công… là những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. 6 tháng tiếp theo triển khai bước 2 là xác định các biện pháp nhằm giảm nguy cơ tham nhũng, tập trung vào việc nâng cao tính minh bạch và hạn chế lạm quyền và giai đoạn 3 sẽ là ban hành các quy định pháp lý cần thiết cũng như thực thi các biện pháp tăng cường minh bạch.
Sau một năm, bằng việc áp dụng phương thức đấu thầu điện tử, thành phố đã tiết kiệm được ít nhất 740.200 euro, tăng thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng nhất là người dân tin tưởng vào chính quyền cũng như thành phố đã vinh dự được nhận “Giải dịch vụ công 2011” của Liên hiệp quốc./.
Đức Duy (Vietnam+)