Ngay sau khi nhận được tin về vụ đánh bom xe kinh hoàng tại thủ đô Beirus của Lebanon ngày 19/10, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và khoảng 96 người bị thương, dư luận quốc tế đã lên án vụ tấn công đẫm máu này.
[Lebanon: Đánh bom xe, gần 100 người thương vong]
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã cực lực lên án vụ khủng bố và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân cũng như Chính phủ và nhân dân Lebanon.
Trong một tuyên bố, Hội đồng Bảo an gồm 15 nước ủy viên đã gọi đây là "hành động cực kỳ tàn bạo" và hối thúc người dân Lebanon duy trì sự đoàn kết dân tộc để đối phó hiệu quả với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch hòng gây bất ổn tình hình nước này.
Hội đồng Bảo an tái khẳng định chủ nghĩa khủng bố dưới bất kỳ hình thức nào luôn là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Các nước ủy viên nhất trí lên án mọi mưu đồ gây bất ổn tại Lebanon thông qua các vụ ám sát chính trị.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã kêu gọi chính quyền Lebanon tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và các phe phái tại nước này kiềm chế, tránh bị các hành động khủng bố kích động.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã lên án vụ đánh bom nói trên và coi đây là một hành động khủng bố. Còn Tổng thống Pháp François Hollande đã hối thúc các quan chức Libăng bảo vệ đất nước trước "mọi âm mưu gây bất ổn."
Trong khi đó, Vatican cũng đã kịch liệt lên án vụ tấn công khiến Giám đốc tình báo của Lực lượng An ninh nội địa Lebanon (ISF) Wissam al-Hassan thiệt mạng.
[Tổng thống Syria bị tố cáo ám sát 1 tướng Lebanon]
Theo hãng tin SANA của Syria, Bộ trưởng Thông tin nước này Omran al-Zohbi đã cực lực lên án vụ đánh bom trên và mô tả đó là hành động khủng bố hèn hạ. Phong trào Hồi giáo vũ trang Hécbôla (Hezbollah) ở Lebanon, đồng minh thân cận của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cũng lên tiếng phản đối vụ tấn công này.
Trong khi đó, những người Hồi giáo theo dòng Sunni đã đổ ra các đường phố trên toàn Lebanon và đốt lốp xe để phản đối vụ tấn công trên. Phe đối lập tại Lebanon đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp và kêu gọi chính phủ đương nhiệm từ chức sau vụ việc này và cho rằng cá nhân Thủ tướng Najib Mikati phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom đẫm máu này.
Giới chức Labanon và các nhân chứng cho biết ngày 19/10, một xe bom có sức công phá lớn đã phát nổi tại một khu phố ở trung tâm thủ đô Beirus trong giờ cao điểm khiến ít nhất tám người thiệt mạng và khoảng 80 người khác bị thương. Ngoài ra, vụ nổ bom cũng phá hủy nhiều xe ôtô trên đường phố và mặt tiền của một số tòa nhà xung quanh bị hư hại nặng.
Hiện chưa rõ liệu vụ nổ có nhằm vào nhân vật chính trị nào trong cộng đồng đang bị chia rẽ ở Lebanon hay không song vụ việc xảy ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa các phe phái ở Libăng ủng hộ và chống đối chính quyền của Tổng thống al-Assad. Xe bom phát nổ ngay trên đường phố, nơi có văn phòng Đảng Phalange của người theo đạo Cơ đốc chống Damacus, gần một khu vực phần lớn là người Cơ đốc sinh sống.
Trong số những người chết có tướng al-Hassan, người đã phát hiện một âm mưu đánh bom mới đây dẫn tới vụ bắt giữ một chính trị gia người Lebabon thân Chính phủ Syria.
Tướng Hassan là người có quan hệ thân thiết với cựu Thủ tướng Lebanon Saad Hariri, hiện là thủ lĩnh phe đối lập và có thái độ thù địch với chế độ ở nước láng giềng Syria. Ông Hassan đã được dự kiến sẽ tiếp quản chức vụ người đứng đầu ISF vào cuối năm nay.
Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, ông Hariri và một thủ lĩnh đối lập khác đã lên tiếng cáo buộc Tổng thống Syria al-Assad gây ra vụ ám sát Tướng Hassan.
Lực lượng an ninh đã phong tỏa hiện trường. Hiện vụ việc đang được tiến hành điều tra làm rõ thêm./.
[Lebanon: Đánh bom xe, gần 100 người thương vong]
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã cực lực lên án vụ khủng bố và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân cũng như Chính phủ và nhân dân Lebanon.
Trong một tuyên bố, Hội đồng Bảo an gồm 15 nước ủy viên đã gọi đây là "hành động cực kỳ tàn bạo" và hối thúc người dân Lebanon duy trì sự đoàn kết dân tộc để đối phó hiệu quả với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch hòng gây bất ổn tình hình nước này.
Hội đồng Bảo an tái khẳng định chủ nghĩa khủng bố dưới bất kỳ hình thức nào luôn là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Các nước ủy viên nhất trí lên án mọi mưu đồ gây bất ổn tại Lebanon thông qua các vụ ám sát chính trị.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã kêu gọi chính quyền Lebanon tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và các phe phái tại nước này kiềm chế, tránh bị các hành động khủng bố kích động.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã lên án vụ đánh bom nói trên và coi đây là một hành động khủng bố. Còn Tổng thống Pháp François Hollande đã hối thúc các quan chức Libăng bảo vệ đất nước trước "mọi âm mưu gây bất ổn."
Trong khi đó, Vatican cũng đã kịch liệt lên án vụ tấn công khiến Giám đốc tình báo của Lực lượng An ninh nội địa Lebanon (ISF) Wissam al-Hassan thiệt mạng.
[Tổng thống Syria bị tố cáo ám sát 1 tướng Lebanon]
Theo hãng tin SANA của Syria, Bộ trưởng Thông tin nước này Omran al-Zohbi đã cực lực lên án vụ đánh bom trên và mô tả đó là hành động khủng bố hèn hạ. Phong trào Hồi giáo vũ trang Hécbôla (Hezbollah) ở Lebanon, đồng minh thân cận của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cũng lên tiếng phản đối vụ tấn công này.
Trong khi đó, những người Hồi giáo theo dòng Sunni đã đổ ra các đường phố trên toàn Lebanon và đốt lốp xe để phản đối vụ tấn công trên. Phe đối lập tại Lebanon đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp và kêu gọi chính phủ đương nhiệm từ chức sau vụ việc này và cho rằng cá nhân Thủ tướng Najib Mikati phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom đẫm máu này.
Giới chức Labanon và các nhân chứng cho biết ngày 19/10, một xe bom có sức công phá lớn đã phát nổi tại một khu phố ở trung tâm thủ đô Beirus trong giờ cao điểm khiến ít nhất tám người thiệt mạng và khoảng 80 người khác bị thương. Ngoài ra, vụ nổ bom cũng phá hủy nhiều xe ôtô trên đường phố và mặt tiền của một số tòa nhà xung quanh bị hư hại nặng.
Hiện chưa rõ liệu vụ nổ có nhằm vào nhân vật chính trị nào trong cộng đồng đang bị chia rẽ ở Lebanon hay không song vụ việc xảy ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa các phe phái ở Libăng ủng hộ và chống đối chính quyền của Tổng thống al-Assad. Xe bom phát nổ ngay trên đường phố, nơi có văn phòng Đảng Phalange của người theo đạo Cơ đốc chống Damacus, gần một khu vực phần lớn là người Cơ đốc sinh sống.
Trong số những người chết có tướng al-Hassan, người đã phát hiện một âm mưu đánh bom mới đây dẫn tới vụ bắt giữ một chính trị gia người Lebabon thân Chính phủ Syria.
Tướng Hassan là người có quan hệ thân thiết với cựu Thủ tướng Lebanon Saad Hariri, hiện là thủ lĩnh phe đối lập và có thái độ thù địch với chế độ ở nước láng giềng Syria. Ông Hassan đã được dự kiến sẽ tiếp quản chức vụ người đứng đầu ISF vào cuối năm nay.
Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, ông Hariri và một thủ lĩnh đối lập khác đã lên tiếng cáo buộc Tổng thống Syria al-Assad gây ra vụ ám sát Tướng Hassan.
Lực lượng an ninh đã phong tỏa hiện trường. Hiện vụ việc đang được tiến hành điều tra làm rõ thêm./.