Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 31/3 đưa ra ước tính về mức độ thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính đối với kinh tế thế giới, trong đó cho rằng kinh tế thế giới có thể bị mất từ 60.000 tỷ tới 200.000 tỷ USD kể từ năm 2007 đến nay.
Giám đốc phụ trách ổn định tài chính của BoE, ông Andrew Haldane cho biết con số trên được tính từ những thiệt hại vĩnh viễn về sản lượng tiềm năng của các nền kinh tế trên thế giới, cũng như những phí tổn trực tiếp để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng.
Ông cho biết riêng kinh tế Anh bị mất từ 2.800 đến 11.500 tỷ USD.
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, Chính phủ Anh đã phải bỏ ra khoảng 100 tỷ USD để cứu các "đại gia" ngân hàng của nước này, trong đó có RBS và Lloyd, khỏi nguy cơ phá sản.
Ông Haldane cho rằng các chi phí ẩn phát sinh từ việc này có thể lên đến hơn 77,5 tỷ USD.
Liên quan đến việc củng cố lại các quy định quản lý hoạt động của ngành ngân hàng thời kỳ hậu khủng hoảng, BoE cho rằng cần áp dụng “giải pháp cấm,” tương tự như giải pháp đang được Mỹ áp dụng, theo đó các ngân hàng phải tách bạch hoạt động ngân hàng truyền thống với các hoạt động kinh doanh thương mại khác.
Quan điểm này hiện mâu thuẫn với “giải pháp thuế” mà Chính phủ Anh và Cơ quan Dịch vụ Tài chính nước này đưa ra, theo đó các ngân hàng có nhiều hoạt động mang tính rủi ro cao sẽ bị ràng buộc bởi các quy định về vốn.
Cùng ngày 31/3, ngân hàng Anglo Irish Bank của Ireland thông báo trong 15 tháng tính đến cuối tháng 12/2009, ngân hàng này đã bị lỗ tới hơn 17 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử Ireland./.
Giám đốc phụ trách ổn định tài chính của BoE, ông Andrew Haldane cho biết con số trên được tính từ những thiệt hại vĩnh viễn về sản lượng tiềm năng của các nền kinh tế trên thế giới, cũng như những phí tổn trực tiếp để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng.
Ông cho biết riêng kinh tế Anh bị mất từ 2.800 đến 11.500 tỷ USD.
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, Chính phủ Anh đã phải bỏ ra khoảng 100 tỷ USD để cứu các "đại gia" ngân hàng của nước này, trong đó có RBS và Lloyd, khỏi nguy cơ phá sản.
Ông Haldane cho rằng các chi phí ẩn phát sinh từ việc này có thể lên đến hơn 77,5 tỷ USD.
Liên quan đến việc củng cố lại các quy định quản lý hoạt động của ngành ngân hàng thời kỳ hậu khủng hoảng, BoE cho rằng cần áp dụng “giải pháp cấm,” tương tự như giải pháp đang được Mỹ áp dụng, theo đó các ngân hàng phải tách bạch hoạt động ngân hàng truyền thống với các hoạt động kinh doanh thương mại khác.
Quan điểm này hiện mâu thuẫn với “giải pháp thuế” mà Chính phủ Anh và Cơ quan Dịch vụ Tài chính nước này đưa ra, theo đó các ngân hàng có nhiều hoạt động mang tính rủi ro cao sẽ bị ràng buộc bởi các quy định về vốn.
Cùng ngày 31/3, ngân hàng Anglo Irish Bank của Ireland thông báo trong 15 tháng tính đến cuối tháng 12/2009, ngân hàng này đã bị lỗ tới hơn 17 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử Ireland./.
(TTXVN/Vietnam+)