Trong phiên giao dịch ngày 24/8, hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt tại châu Á đều để tuột mất đà tăng điểm ở đầu phiên và kết thúc với sắc đỏ, phớt lờ những tín hiệu lạc quan từ thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, do những lo ngại về nguy cơ nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi trở lại vào suy thoái, cũng như quyết định hạ mức đánh giá tín dụng đối với Nhật Bản của Moody’s Investors Service.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 93,40 điểm, tương đương 1,07%, xuống 8.639,61 điểm, sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's của Mỹ quyết định hạ mức xếp hạng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản từ Aa2 xuống Aa3, do tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng gia tăng của nước này kể từ cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009.
Đây là lần đầu tiên kể từ thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, một cơ quan xếp hạng tín dụng danh tiếng hạ chỉ số tín nhiệm của Nhật Bản.
Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 21,90 điểm (1,23%) đóng cửa ở mức 1.754,78 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm nhẹ 5,8 điểm (0,14%) xuống còn 4.167,6 điểm.
Chốt phiên cùng ngày tại Trung Quốc, hai sàn chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng không nằm ngoài xu hướng giảm điểm trên, tác động bởi quyết định hạ mức tín nhiệm đối với Nhật Bản của Moody's và hoạt động bán chốt lời của giới đầu tư sau hai phiên tăng điểm mạnh liên tiếp.
Theo đó, chỉ số Composite và Hang Seng lần lượt giảm 12,93 điểm và 408,74 điểm, đóng cửa ở mức 19.466,79 điểm và 2.541,09 điểm.
Đêm hôm trước (23/8), chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng đi lên, trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng đặt hy vọng lớn hơn về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 322,11 điểm, tương đương 2,97%, đóng cửa ở mức 11.176,76 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 38,53 điểm (3,43%) lên 1.162,35 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 100,68 điểm (4,29%), lên 2.446,06 điểm.
Đáng chú ý là cổ phiếu của các tập đoàn công nghiệp và công nghệ hàng đầu nước Mỹ đều ghi nhận phiên tăng giá như cổ phiếu của Boeing tăng 4,1%, Caterpillar tăng 3,9%, IBM tăng 3,4% và Microsoft tăng 3,1%.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tiếp tục đi xuống, do phản ứng tiêu cực của giới đầu tư trước thông tin cho rằng ngân hàng này đang có kế hoạch nắm giữ thêm ít nhất 5% cổ phần tại ngân hàng China Construction Bank của Trung Quốc.
Một trận động đất hiếm hoi tại khu vực bờ Đông nước Mỹ đã khiến chứng khoán tại Phố Wall giảm nhẹ vào giữa phiên, song các chỉ số này đã nhanh chóng lấy lại đà tăng và chốt phiên với mức điểm cao nhất trong vòng hơn một tuần qua.
Tuy nhiên, Giám đốc chiến lược thị trường tại CMC Markets (Sydney), cảnh báo rằng các nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào đợt nới lỏng có định lượng tiếp theo của Mỹ, bởi chắc chắn đây không phải là giải pháp cho nền kinh tế số một thế giới này".
Cũng trong phiên giao dịch 23/8, "sắc xanh" tiếp tục bao trùm các thị trường chứng khoán chủ chốt của châu Âu, nhờ những số liệu kinh tế tích cực của khu vực này và của Trung Quốc.
Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng nhẹ 0,67% lên 5.129,42 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 1,08%, đóng cửa ở mức 3.084,37 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng quay đầu tăng 1,07%, lên 5.532,38 điểm sau khi trải qua phiên sụt giảm vào hôm trước.
Theo báo cáo của Markit Economics (London), chỉ số giá thu mua (PMI) của châu Âu trong tháng 8/2011 đã ổn định ở mức 51,1, cao hơn mức dự kiến của các nhà phân tích.
Trong khi đó, báo cáo mới đây của ngân hàng HSBC đã chỉ ra rằng PMI của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng tăng trong hai tháng liên tiếp, đạt mức 49,8 trong tháng 8/2011, so với mức tương ứng 49,3 của tháng trước đó./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 93,40 điểm, tương đương 1,07%, xuống 8.639,61 điểm, sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's của Mỹ quyết định hạ mức xếp hạng trái phiếu Chính phủ Nhật Bản từ Aa2 xuống Aa3, do tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng gia tăng của nước này kể từ cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009.
Đây là lần đầu tiên kể từ thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, một cơ quan xếp hạng tín dụng danh tiếng hạ chỉ số tín nhiệm của Nhật Bản.
Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 21,90 điểm (1,23%) đóng cửa ở mức 1.754,78 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm nhẹ 5,8 điểm (0,14%) xuống còn 4.167,6 điểm.
Chốt phiên cùng ngày tại Trung Quốc, hai sàn chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng không nằm ngoài xu hướng giảm điểm trên, tác động bởi quyết định hạ mức tín nhiệm đối với Nhật Bản của Moody's và hoạt động bán chốt lời của giới đầu tư sau hai phiên tăng điểm mạnh liên tiếp.
Theo đó, chỉ số Composite và Hang Seng lần lượt giảm 12,93 điểm và 408,74 điểm, đóng cửa ở mức 19.466,79 điểm và 2.541,09 điểm.
Đêm hôm trước (23/8), chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng đi lên, trong bối cảnh giới đầu tư ngày càng đặt hy vọng lớn hơn về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 322,11 điểm, tương đương 2,97%, đóng cửa ở mức 11.176,76 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 38,53 điểm (3,43%) lên 1.162,35 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 100,68 điểm (4,29%), lên 2.446,06 điểm.
Đáng chú ý là cổ phiếu của các tập đoàn công nghiệp và công nghệ hàng đầu nước Mỹ đều ghi nhận phiên tăng giá như cổ phiếu của Boeing tăng 4,1%, Caterpillar tăng 3,9%, IBM tăng 3,4% và Microsoft tăng 3,1%.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tiếp tục đi xuống, do phản ứng tiêu cực của giới đầu tư trước thông tin cho rằng ngân hàng này đang có kế hoạch nắm giữ thêm ít nhất 5% cổ phần tại ngân hàng China Construction Bank của Trung Quốc.
Một trận động đất hiếm hoi tại khu vực bờ Đông nước Mỹ đã khiến chứng khoán tại Phố Wall giảm nhẹ vào giữa phiên, song các chỉ số này đã nhanh chóng lấy lại đà tăng và chốt phiên với mức điểm cao nhất trong vòng hơn một tuần qua.
Tuy nhiên, Giám đốc chiến lược thị trường tại CMC Markets (Sydney), cảnh báo rằng các nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào đợt nới lỏng có định lượng tiếp theo của Mỹ, bởi chắc chắn đây không phải là giải pháp cho nền kinh tế số một thế giới này".
Cũng trong phiên giao dịch 23/8, "sắc xanh" tiếp tục bao trùm các thị trường chứng khoán chủ chốt của châu Âu, nhờ những số liệu kinh tế tích cực của khu vực này và của Trung Quốc.
Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng nhẹ 0,67% lên 5.129,42 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 1,08%, đóng cửa ở mức 3.084,37 điểm; còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng quay đầu tăng 1,07%, lên 5.532,38 điểm sau khi trải qua phiên sụt giảm vào hôm trước.
Theo báo cáo của Markit Economics (London), chỉ số giá thu mua (PMI) của châu Âu trong tháng 8/2011 đã ổn định ở mức 51,1, cao hơn mức dự kiến của các nhà phân tích.
Trong khi đó, báo cáo mới đây của ngân hàng HSBC đã chỉ ra rằng PMI của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng tăng trong hai tháng liên tiếp, đạt mức 49,8 trong tháng 8/2011, so với mức tương ứng 49,3 của tháng trước đó./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)