Kế hoạch bơm hàng ngàn tỷ yen nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế đồng nội tệ tăng giá của các nhà chức trách Nhật Bản đã giũ sạch ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán.
Thay vào đó, nỗi lo kinh tế Mỹ khi các số liệu kinh tế quan trọng sắp được công bố trong tuần này đè nặng lên chứng khoán khu vực châu Á, trong khi lại tiếp đà tăng tháng thứ 5 liên tiếp cho trái phiếu chính phủ của Nhật Bản và Mỹ.
Hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á đều giảm điểm trong phiên 31/8, trong đó giảm sâu nhất là chứng khoán Tokyo, khiến chỉ số Nikkei 225 giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng qua.
Đà suy giảm chung trên thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu từ Phố Wall đêm trước khi chỉ số công nghiệp giảm tới 1,39%, sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng ở nước này chỉ tăng khiêm tốn 0,4% và thu nhập của người dân chỉ tăng 0,2% trong tháng 7/2010.
Sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 111 tỷ USD nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chi tiêu tiêu dùng trong bối cảnh tình trạng giảm phát đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại quốc gia này, nỗi lo kinh tế bao trùm cùng với đồng yen mạnh đã khiến các nhà đầu tư vội vã bán tháo cổ phiếu.
Kết thúc phiên 31/8, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm tới 325,20 điểm so với phiên trước xuống 8.824,06 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 4/2008.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán khác cũng không tránh khỏi đà đi xuống trong phiên này, trong đó giảm đáng kể là chứng khoán Hongkong khi chỉ số Hang Seng mất 200,73 điểm còn 20.536,49 điểm và chỉ số Weighted tại Đài Bắc giảm 124,92 điểm xuống 7.616,28 điểm./.
Thay vào đó, nỗi lo kinh tế Mỹ khi các số liệu kinh tế quan trọng sắp được công bố trong tuần này đè nặng lên chứng khoán khu vực châu Á, trong khi lại tiếp đà tăng tháng thứ 5 liên tiếp cho trái phiếu chính phủ của Nhật Bản và Mỹ.
Hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á đều giảm điểm trong phiên 31/8, trong đó giảm sâu nhất là chứng khoán Tokyo, khiến chỉ số Nikkei 225 giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng qua.
Đà suy giảm chung trên thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu từ Phố Wall đêm trước khi chỉ số công nghiệp giảm tới 1,39%, sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng ở nước này chỉ tăng khiêm tốn 0,4% và thu nhập của người dân chỉ tăng 0,2% trong tháng 7/2010.
Sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 111 tỷ USD nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chi tiêu tiêu dùng trong bối cảnh tình trạng giảm phát đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại quốc gia này, nỗi lo kinh tế bao trùm cùng với đồng yen mạnh đã khiến các nhà đầu tư vội vã bán tháo cổ phiếu.
Kết thúc phiên 31/8, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm tới 325,20 điểm so với phiên trước xuống 8.824,06 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 4/2008.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán khác cũng không tránh khỏi đà đi xuống trong phiên này, trong đó giảm đáng kể là chứng khoán Hongkong khi chỉ số Hang Seng mất 200,73 điểm còn 20.536,49 điểm và chỉ số Weighted tại Đài Bắc giảm 124,92 điểm xuống 7.616,28 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)