Mở đầu tháng Tám, thị trường chứng khoán đã chứng kiến hai phiên lao dốc mạnh, hiện chỉ số HNX-Index đã ở mức thấp nhất trong lịch sử giao dịch của sàn Hà Nội với 67 điểm và VN-Index chấp nhận dừng chân dưới mốc 400 điểm vào ngày 2/8. Mặc dù trước đó, thị trường đã có diễn biến đi ngang trong suốt nửa cuối của tháng Bảy.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Quang Trung, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán Hòa Bình: “Khi tất cả các thành viên trên thị trường cùng thất vọng và buông tay cho hai chỉ số chính lao dốc thì cũng là lúc chúng ta hy vọng thị trường xác lập đáy.”
Quan sát diễn biến giao dịch, khối lượng khớp lệnh trong tháng Bảy đã giảm rất mạnh trên cả hai sàn giao dịch, tại HoSE trung bình 15 triệu cổ phiếu/phiên và tại HNX là 17 triệu cổ phiếu/phiên. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sự xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào chứng khoán.
Song cùng với diễn biến tháo chạy của các nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu sau khi đã hết kiên nhẫn, thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu tích lũy. Bằng chứng là sự gia tăng thanh khoản thị trường trong hai phiên đầu tháng.
Xác định dòng tiền trên thị trường, ông Trung chỉ ra, sau ngày 30/6 các ngân hàng vẫn rút tiền về và thanh khoản trên thị trường bất động sản vẫn “chết cứng,” khiến thị trường chứng khoán trở thành kênh hút vốn của các doanh nghiệp khi phải thanh toán các khoản nợ với ngân hàng. Thêm vào đó, các công ty chứng khoán đang siết lại hoạt động giao dịch ký quỹ nên nguồn tiền ở lại trên thị trường thời điểm hiện tại là dòng tiền thật và nó sẽ góp phần hỗ trợ thị trường được ổn định hơn.
Một diễn biến khác là sự quay trở lại mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trên cả hai sàn niêm yết ở tuần cuối của tháng Bảy, khi mà trước đó họ đã bán ròng trong suốt hai tuần đầu của tháng.
Về vấn đề này, ông Vũ Duy Khánh – Trưởng bộ phận phân tích, Công ty chứng khoán SME nhấn mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài cũ đang hoạt động ở Việt Nam thì coi đây là cơ hội ngàn năm có một, nhưng ngân quỹ tiền mặt của họ không còn nhiều.
Dưới góc độ kỹ thuật, ông Khánh chỉ ra, chu kỳ của "thị trường con gấu" kéo dài tính từ mức đỉnh cao ngày 23/10/2009 tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 21 tháng suy giảm.
“Trong lịch sử của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ có 4 lần suy thoái kéo dài trên 20 tháng. Ngay cả trong thập niên 70, khi mà nền kinh tế Mỹ gặp phải hình ảnh lạm phát kỳ vọng với lãi suất cơ bản của Fed lên tới 20% thì mức suy giảm cũng chỉ 20 tháng. Nếu so sánh sự tương đồng thì có thể kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm tạo đáy trong tháng Tám,” ông Khánh so sánh.
Ngoài ra trong tháng Bảy, thị trường xuất hiện một điểm sáng về hoạt động mua, bán thâu tóm cổ phiếu STB thông qua các giao dịch thoả thuận, với khối lượng thoả thuận có phiên lên đến gần 10 triệu cổ phiếu. Các chuyên gia cho rằng, đây là một tín hiệu tốt khi nó được lan ra các cổ phiếu khác.
Bởi vì hoạt động thâu tóm sáp nhập gia tăng sẽ làm thay đổi dần hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nếu như trước đây, việc mua bán chứng khoán chỉ là vấn đề trao đi, đổi lại thông qua sự kỳ vọng vào chênh lệch giá cổ phiếu, thì nay hoạt động đầu tư đã mở rộng nhắm vào hoạt động chi phối quyền lực trong hội đồng quản trị tại các công ty.
Ông Trung đưa ra quan điểm: “Rõ ràng, chúng ta đã nhìn thấy lợi ích khi cổ phiếu STB được đẩy giá, thoát ra khỏi xu thế giảm điểm chung. Tới đây, hoạt động thâu tóm, sáp nhập gia tăng trên thị trường chứng khoán niêm yết, giá của cổ phiếu trên thị trường sẽ được xác định gần với giá trị thực hơn.”
Mặc dù hy vọng đáy thị trường sẽ xác lập trong tháng, nhưng hầu hết các chuyên gia vấn giữ quan điểm khá thận trọng về khía cạnh phân cơ bản, khi các yếu tố vĩ mô thậm chí có thể xấu đi trong ngắn hạn.
Phần đông cho rằng, ở khía cạnh phân tích kỹ thuật, diễn biến của cho thấy thị trường có khả năng phục hồi tăng giá trở lại. Song đợt tăng giá này chỉ là sóng phục hồi hay là sự đảo chiều xu hướng thực sự thì cần phải có sự xác nhận trong giao dịch./.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Quang Trung, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán Hòa Bình: “Khi tất cả các thành viên trên thị trường cùng thất vọng và buông tay cho hai chỉ số chính lao dốc thì cũng là lúc chúng ta hy vọng thị trường xác lập đáy.”
Quan sát diễn biến giao dịch, khối lượng khớp lệnh trong tháng Bảy đã giảm rất mạnh trên cả hai sàn giao dịch, tại HoSE trung bình 15 triệu cổ phiếu/phiên và tại HNX là 17 triệu cổ phiếu/phiên. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sự xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào chứng khoán.
Song cùng với diễn biến tháo chạy của các nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu sau khi đã hết kiên nhẫn, thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu tích lũy. Bằng chứng là sự gia tăng thanh khoản thị trường trong hai phiên đầu tháng.
Xác định dòng tiền trên thị trường, ông Trung chỉ ra, sau ngày 30/6 các ngân hàng vẫn rút tiền về và thanh khoản trên thị trường bất động sản vẫn “chết cứng,” khiến thị trường chứng khoán trở thành kênh hút vốn của các doanh nghiệp khi phải thanh toán các khoản nợ với ngân hàng. Thêm vào đó, các công ty chứng khoán đang siết lại hoạt động giao dịch ký quỹ nên nguồn tiền ở lại trên thị trường thời điểm hiện tại là dòng tiền thật và nó sẽ góp phần hỗ trợ thị trường được ổn định hơn.
Một diễn biến khác là sự quay trở lại mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trên cả hai sàn niêm yết ở tuần cuối của tháng Bảy, khi mà trước đó họ đã bán ròng trong suốt hai tuần đầu của tháng.
Về vấn đề này, ông Vũ Duy Khánh – Trưởng bộ phận phân tích, Công ty chứng khoán SME nhấn mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài cũ đang hoạt động ở Việt Nam thì coi đây là cơ hội ngàn năm có một, nhưng ngân quỹ tiền mặt của họ không còn nhiều.
Dưới góc độ kỹ thuật, ông Khánh chỉ ra, chu kỳ của "thị trường con gấu" kéo dài tính từ mức đỉnh cao ngày 23/10/2009 tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 21 tháng suy giảm.
“Trong lịch sử của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ có 4 lần suy thoái kéo dài trên 20 tháng. Ngay cả trong thập niên 70, khi mà nền kinh tế Mỹ gặp phải hình ảnh lạm phát kỳ vọng với lãi suất cơ bản của Fed lên tới 20% thì mức suy giảm cũng chỉ 20 tháng. Nếu so sánh sự tương đồng thì có thể kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm tạo đáy trong tháng Tám,” ông Khánh so sánh.
Ngoài ra trong tháng Bảy, thị trường xuất hiện một điểm sáng về hoạt động mua, bán thâu tóm cổ phiếu STB thông qua các giao dịch thoả thuận, với khối lượng thoả thuận có phiên lên đến gần 10 triệu cổ phiếu. Các chuyên gia cho rằng, đây là một tín hiệu tốt khi nó được lan ra các cổ phiếu khác.
Bởi vì hoạt động thâu tóm sáp nhập gia tăng sẽ làm thay đổi dần hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nếu như trước đây, việc mua bán chứng khoán chỉ là vấn đề trao đi, đổi lại thông qua sự kỳ vọng vào chênh lệch giá cổ phiếu, thì nay hoạt động đầu tư đã mở rộng nhắm vào hoạt động chi phối quyền lực trong hội đồng quản trị tại các công ty.
Ông Trung đưa ra quan điểm: “Rõ ràng, chúng ta đã nhìn thấy lợi ích khi cổ phiếu STB được đẩy giá, thoát ra khỏi xu thế giảm điểm chung. Tới đây, hoạt động thâu tóm, sáp nhập gia tăng trên thị trường chứng khoán niêm yết, giá của cổ phiếu trên thị trường sẽ được xác định gần với giá trị thực hơn.”
Mặc dù hy vọng đáy thị trường sẽ xác lập trong tháng, nhưng hầu hết các chuyên gia vấn giữ quan điểm khá thận trọng về khía cạnh phân cơ bản, khi các yếu tố vĩ mô thậm chí có thể xấu đi trong ngắn hạn.
Phần đông cho rằng, ở khía cạnh phân tích kỹ thuật, diễn biến của cho thấy thị trường có khả năng phục hồi tăng giá trở lại. Song đợt tăng giá này chỉ là sóng phục hồi hay là sự đảo chiều xu hướng thực sự thì cần phải có sự xác nhận trong giao dịch./.
Linh Chi (Vietnam+)