Được tiếp sức từ cú ghi điểm ngoạn mục của chứng khoán Phố Wall đêm trước, bất chấp việc Hy Lạp và Bồ Đào Nha tiếp tục bị Standard & Poor’s (S&P) đánh tụt hạng tín dụng, chứng khoán châu Á ngày 30/3 có một phiên giao dịch khởi sắc trở lại, trong đó thị trường Tokyo cũng ghi điểm nhờ đồng yen yếu hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, giới đầu tư không vì thế mà bớt phần lo ngại về khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, việc đồng yen giảm giá so với đồng USD (sau khi quan chức cấp cao thứ hai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nói về khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng nghĩa với tăng lãi suất hay kết thúc chính sách "nói lỏng có định lượng") đã giúp chỉ số Nikkei 225 tăng 249,71 điểm lên 9.708,79 điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), hãng sở hữu nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đang gặp sự cố, tiếp tục giảm sau khi TEPCO thông báo Chủ tịch hãng này, Masataka Shimizu, phải nhập viện vì cao huyết áp. Cổ phiếu của TEPCO dự kiến còn giảm sâu hơn khi có những đồn đoán về khả năng hãng sẽ bị quốc hữu hóa.
Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á đồng loạt phục hồi sau nhiều phiên mất điểm kể từ khi thảm họa động đất-sóng thần tàn phá miền Đông Bắc Nhật Bản hôm 11/3.
Ngày 30/3, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,5%. Chỉ số này đã tăng 4% kể từ đầu tháng 3/2011 và tăng 0,6% từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, chỉ số MSCI thế giới cũng tăng 0,3% trong phiên 30/3 và tăng 3,1% từ đầu năm đến nay khi sự yếu kém từ châu Á được bù đắp mức tăng mạnh hồi đầu năm của các chỉ số chứng khoán chủ chốt ở Mỹ và châu Âu.
Theo chiến lược gia Toshikazu Horiuchi thuộc Công ty chứng khoán Cosmo, 30/3 là phiên hoạt động khá nhất của chứng khoán châu Á sau sự cố hạt nhân Fukushima số 1. Tuy nhiên, vẫn là phi thực tế nếu dự báo chứng khoán khu vực sẽ tăng thêm khi triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp không mấy sáng sủa.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 391,07 điểm lên 23.451,43 điểm nhờ kết quả hoạt động tốt của các doanh nghiệp có tên tuổi. Còn ở Thượng Hải, chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) không thay đổi nhiều, chỉ giảm 2,31 điểm xuống 2.955,77 điểm./.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, việc đồng yen giảm giá so với đồng USD (sau khi quan chức cấp cao thứ hai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nói về khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng nghĩa với tăng lãi suất hay kết thúc chính sách "nói lỏng có định lượng") đã giúp chỉ số Nikkei 225 tăng 249,71 điểm lên 9.708,79 điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), hãng sở hữu nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đang gặp sự cố, tiếp tục giảm sau khi TEPCO thông báo Chủ tịch hãng này, Masataka Shimizu, phải nhập viện vì cao huyết áp. Cổ phiếu của TEPCO dự kiến còn giảm sâu hơn khi có những đồn đoán về khả năng hãng sẽ bị quốc hữu hóa.
Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á đồng loạt phục hồi sau nhiều phiên mất điểm kể từ khi thảm họa động đất-sóng thần tàn phá miền Đông Bắc Nhật Bản hôm 11/3.
Ngày 30/3, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,5%. Chỉ số này đã tăng 4% kể từ đầu tháng 3/2011 và tăng 0,6% từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, chỉ số MSCI thế giới cũng tăng 0,3% trong phiên 30/3 và tăng 3,1% từ đầu năm đến nay khi sự yếu kém từ châu Á được bù đắp mức tăng mạnh hồi đầu năm của các chỉ số chứng khoán chủ chốt ở Mỹ và châu Âu.
Theo chiến lược gia Toshikazu Horiuchi thuộc Công ty chứng khoán Cosmo, 30/3 là phiên hoạt động khá nhất của chứng khoán châu Á sau sự cố hạt nhân Fukushima số 1. Tuy nhiên, vẫn là phi thực tế nếu dự báo chứng khoán khu vực sẽ tăng thêm khi triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp không mấy sáng sủa.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng tăng 391,07 điểm lên 23.451,43 điểm nhờ kết quả hoạt động tốt của các doanh nghiệp có tên tuổi. Còn ở Thượng Hải, chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) không thay đổi nhiều, chỉ giảm 2,31 điểm xuống 2.955,77 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)