Chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 20/4 biến động không đồng nhất khi trong số 3 thị trường chính trong khu vực thì có 2 đi xuống và 1 đi lên.
Về phía giảm điểm có hai thị trường Nhật Bản và Hong Kong, với chỉ số Nikkei 225 của Tokyo mở cửa giảm nhẹ 0,14% (tương đương mất 13,39 điểm), xuống 9.574,99 điểm; trong khi Hang Seng của Hong Kong cũng để mất 95,41 điểm (-0,45%) xuống 20.899,60 điểm.
Các nhà giao dịch dường như vẫn bị ám ảnh bởi hai phiên giảm điểm liên tiếp gần đây của chứng khoán Phố Wall và chứng khoán châu Âu, bất chấp những thông tin hỗ trợ thị trường mới được đưa ra như số liệu việc làm khả quan của Mỹ và đợt đấu giá trái phiếu thành công hôm qua (19/4) tại Tây Ban Nha.
Trong khi đó tại Trung Quốc, sau phiên giao dịch hầu như đi ngang trong phiên hôm qua, các cổ phiếu mở cửa phiên này vẫn giữ được đà đi lên, khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng nhẹ 0,11% (+2,70 điểm) lên 2.381,33 điểm.
Các nhà đầu tư đang hy vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có thể sẽ có động thái nới lỏng tiền tệ khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Tuần trước, Trung Quốc công bố tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý I1chỉ đạt 8,1%, mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, gây sức ép lên khả năng nới lỏng tiền tệ của Bắc Kinh.
Đêm trước (19/4) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ lại tiếp tục đỏ sàn phiên thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, thị trường cũng được hỗ trợ phần nào nhờ những thông tin khả quan từ thị trường việc làm Mỹ và từ kết quả đợt đấu giá trái phiếu chính phủ thành công tại Tây Ban Nha.
Đóng cửa phiên 19/4, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average lùi 68,65 điểm (-0,53%) về 12.964,10 điểm; S&P 500 mất 8,22 điểm (-0,59%) về 1.376,92 điểm và Nasdaq hạ 23,89 điểm (-0,79%) xuống 3.007,56 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng đi xuống, song mức giảm đã chậm lại nhiều sau khi Tây Ban Nha tổ chức phiên đấu giá trái phiếu thành công ngoài dự kiến, làm dịu bớt nỗi lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone.
Tuy nhiên, chứng khoán Pháp vẫn tiếp tục đà lao dốc từ phiên trước, thậm chí còn trượt sâu hơn, do tin đồn Pháp bị hạ mức tín dụng (bị chính phủ nước này "lờ" đi), đã khiến thị trường thêm chán nản và đẩy các cổ phiếu trượt giảm sâu hơn.
Đóng cửa phiên 19/4, cả ba chỉ số chính của khu vực đều nằm trong vùng đỏ, trong đó FTSE 100 của London hầu như không đổi, vẫn ở mức 5.744,55 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,90% xuống 6.71,22 điểm, trong khi CAC-40 của Pari giảm mạnh 2,05% xuống 3.174,02 điểm./.
Về phía giảm điểm có hai thị trường Nhật Bản và Hong Kong, với chỉ số Nikkei 225 của Tokyo mở cửa giảm nhẹ 0,14% (tương đương mất 13,39 điểm), xuống 9.574,99 điểm; trong khi Hang Seng của Hong Kong cũng để mất 95,41 điểm (-0,45%) xuống 20.899,60 điểm.
Các nhà giao dịch dường như vẫn bị ám ảnh bởi hai phiên giảm điểm liên tiếp gần đây của chứng khoán Phố Wall và chứng khoán châu Âu, bất chấp những thông tin hỗ trợ thị trường mới được đưa ra như số liệu việc làm khả quan của Mỹ và đợt đấu giá trái phiếu thành công hôm qua (19/4) tại Tây Ban Nha.
Trong khi đó tại Trung Quốc, sau phiên giao dịch hầu như đi ngang trong phiên hôm qua, các cổ phiếu mở cửa phiên này vẫn giữ được đà đi lên, khi chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng nhẹ 0,11% (+2,70 điểm) lên 2.381,33 điểm.
Các nhà đầu tư đang hy vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có thể sẽ có động thái nới lỏng tiền tệ khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Tuần trước, Trung Quốc công bố tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý I1chỉ đạt 8,1%, mức thấp nhất trong gần 3 năm qua, gây sức ép lên khả năng nới lỏng tiền tệ của Bắc Kinh.
Đêm trước (19/4) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ lại tiếp tục đỏ sàn phiên thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, thị trường cũng được hỗ trợ phần nào nhờ những thông tin khả quan từ thị trường việc làm Mỹ và từ kết quả đợt đấu giá trái phiếu chính phủ thành công tại Tây Ban Nha.
Đóng cửa phiên 19/4, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average lùi 68,65 điểm (-0,53%) về 12.964,10 điểm; S&P 500 mất 8,22 điểm (-0,59%) về 1.376,92 điểm và Nasdaq hạ 23,89 điểm (-0,79%) xuống 3.007,56 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng đi xuống, song mức giảm đã chậm lại nhiều sau khi Tây Ban Nha tổ chức phiên đấu giá trái phiếu thành công ngoài dự kiến, làm dịu bớt nỗi lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone.
Tuy nhiên, chứng khoán Pháp vẫn tiếp tục đà lao dốc từ phiên trước, thậm chí còn trượt sâu hơn, do tin đồn Pháp bị hạ mức tín dụng (bị chính phủ nước này "lờ" đi), đã khiến thị trường thêm chán nản và đẩy các cổ phiếu trượt giảm sâu hơn.
Đóng cửa phiên 19/4, cả ba chỉ số chính của khu vực đều nằm trong vùng đỏ, trong đó FTSE 100 của London hầu như không đổi, vẫn ở mức 5.744,55 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,90% xuống 6.71,22 điểm, trong khi CAC-40 của Pari giảm mạnh 2,05% xuống 3.174,02 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)