Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU), thuộc tạp chí Nhà kinh tế, vừa cho rằng các thị trường tài sản rủi ro đã phục hồi mạnh từ đầu năm 2012 khi lấy lại được những gì đã mất trong nửa cuối năm 2011.
Sự phục hồi này bắt đầu từ thị trường chứng khoán và lan rộng ra các thị trường tín dụng, nguyên liệu, tiền tệ và tài sản ở các thị trường đang nổi. Mặc dù các mối đe dọa đối với sự phục hồi này vẫn tồn tại, nhưng ở thời điểm hiện tại, có nhiều lý do để tin rằng sự "thèm muốn rủi ro" sẽ tiếp tục tăng lên.
Theo EIU, yếu tố quan trọng nhất giúp các thị trường phục hồi là việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho các ngân hàng châu Âu vay giá rẻ kỳ hạn 3 năm vào cuối năm 2011. Các ngân hàng đã vay 489 tỷ euro/500 tỷ euro mà ECB dự định cho vay. Sau khi trừ đi số tiền hoàn trả các khoản vay ngắn hạn của ECB, 200 tỷ euro đã được bơm vào hệ thống tài chính khu vực đồng euro. ECB cũng tuyên bố vào cuối tháng 2/2012 có thể sẽ tiếp tục tung ra gói cho vay 3 năm nữa.
Động thái của ECB đã làm dịu các điều kiện trên các thị trường vốn đối với các ngân hàng và các quốc gia. Điều quan trọng là sự cải thiện trên các thị trường vốn ngân hàng đang lan tỏa ra các thị trường nợ công.
Italy là trường hợp đặc biệt lo ngại vì nước này cần phải huy động khoảng 320 tỷ euro trong năm 2011, trong đó có 97 tỷ euro để thanh toán trái phiếu đến hạn trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2011.
[IMF dự định cho Italy vay 600 tỷ euro lãi suất thấp]
Tuy nhiên, chi phí đi vay của Italy và Tây Ban Nha đối với các khoản vay ngắn hạn đã giảm một nửa so với tháng 12/2011 và nhu cầu đối với trái phiếu kỳ hạn 7 và 10 năm của Tây Ban Nha đã lớn hơn so với dự kiến.
Lãi suất dài hạn vẫn tương đối cao đối với Italy, nhưng đã giảm từ mức đỉnh trên 7% xuống dưới 6% vào cuối tháng 1/2012, mà không có sự hỗ trợ nhiều từ ECB, vì ECB đã không mở rộng chương trình mua trái phiếu chính phủ của mình trong tháng Một này. Sự phục hồi này cũng diễn ra trong bối cảnh S&P hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ của nhiều nước châu Âu; trong đó có Pháp, qua đó làm giảm khả năng của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF).
Diễn biến tại các nơi khác cũng hỗ trợ cho các tài sản rủi ro. Tại Mỹ, lĩnh vực chế tạo có dấu hiệu phục hồi, trong khi số việc làm được tạo ra mỗi tháng đạt khoảng 170.000 việc làm. Lãi suất tiền mặt và trái phiếu chính phủ ở mức thấp kỷ lục đang đẩy các nhà đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn. Cuối tháng Một này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức đặc biệt thấp cho đến cuối năm 2014. Hiện tại, ngày càng có nhiều nhà đầu tư cho rằng FED sẽ thực hiện một vòng nới lỏng định lượng nữa.
Tại Anh, Ngân hàng Anh được dự báo sẽ đưa ra thêm một vòng nới lỏng định lượng nữa bằng việc mua 75 tỷ bảng (117 tỷ USD) vàng. Tại Trung Quốc, số liệu đã cải thiện so với các số liệu được công bố cuối năm 2011; đồng thời, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và chiều hướng này sẽ tiếp diễn trong năm nay, do lạm phát đã hạ nhiệt.
Nhìn trung, trọng tâm của ngân hàng trung ương các thị trường đang nổi đã chuyển từ kiềm chế lạm phát sang tăng trưởng. Nhiều nước, gồm cả Brazil, đang nới lỏng chính sách tiền tệ, các nước khác thì ngừng việc thắt chặt tiền tệ.
Tuy nhiên, EIU cảnh báo hiện vẫn chưa rõ rằng sự phục hồi này có bền vững hay không. Dù có nhiều yếu tố thuận lợi, nhưng những yếu tố này là không đủ nếu những dự báo về sự khó khăn của nền kinh tế thế giới trở thành hiện thực. Những khó khăn đó là cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu cũng như việc liệu Trung Quốc có quản lý được một cuộc hạ cánh mềm đối với giá bất động sản ở khu vực Duyên hải hay không./.
Sự phục hồi này bắt đầu từ thị trường chứng khoán và lan rộng ra các thị trường tín dụng, nguyên liệu, tiền tệ và tài sản ở các thị trường đang nổi. Mặc dù các mối đe dọa đối với sự phục hồi này vẫn tồn tại, nhưng ở thời điểm hiện tại, có nhiều lý do để tin rằng sự "thèm muốn rủi ro" sẽ tiếp tục tăng lên.
Theo EIU, yếu tố quan trọng nhất giúp các thị trường phục hồi là việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho các ngân hàng châu Âu vay giá rẻ kỳ hạn 3 năm vào cuối năm 2011. Các ngân hàng đã vay 489 tỷ euro/500 tỷ euro mà ECB dự định cho vay. Sau khi trừ đi số tiền hoàn trả các khoản vay ngắn hạn của ECB, 200 tỷ euro đã được bơm vào hệ thống tài chính khu vực đồng euro. ECB cũng tuyên bố vào cuối tháng 2/2012 có thể sẽ tiếp tục tung ra gói cho vay 3 năm nữa.
Động thái của ECB đã làm dịu các điều kiện trên các thị trường vốn đối với các ngân hàng và các quốc gia. Điều quan trọng là sự cải thiện trên các thị trường vốn ngân hàng đang lan tỏa ra các thị trường nợ công.
Italy là trường hợp đặc biệt lo ngại vì nước này cần phải huy động khoảng 320 tỷ euro trong năm 2011, trong đó có 97 tỷ euro để thanh toán trái phiếu đến hạn trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2011.
[IMF dự định cho Italy vay 600 tỷ euro lãi suất thấp]
Tuy nhiên, chi phí đi vay của Italy và Tây Ban Nha đối với các khoản vay ngắn hạn đã giảm một nửa so với tháng 12/2011 và nhu cầu đối với trái phiếu kỳ hạn 7 và 10 năm của Tây Ban Nha đã lớn hơn so với dự kiến.
Lãi suất dài hạn vẫn tương đối cao đối với Italy, nhưng đã giảm từ mức đỉnh trên 7% xuống dưới 6% vào cuối tháng 1/2012, mà không có sự hỗ trợ nhiều từ ECB, vì ECB đã không mở rộng chương trình mua trái phiếu chính phủ của mình trong tháng Một này. Sự phục hồi này cũng diễn ra trong bối cảnh S&P hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ của nhiều nước châu Âu; trong đó có Pháp, qua đó làm giảm khả năng của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF).
Diễn biến tại các nơi khác cũng hỗ trợ cho các tài sản rủi ro. Tại Mỹ, lĩnh vực chế tạo có dấu hiệu phục hồi, trong khi số việc làm được tạo ra mỗi tháng đạt khoảng 170.000 việc làm. Lãi suất tiền mặt và trái phiếu chính phủ ở mức thấp kỷ lục đang đẩy các nhà đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn. Cuối tháng Một này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức đặc biệt thấp cho đến cuối năm 2014. Hiện tại, ngày càng có nhiều nhà đầu tư cho rằng FED sẽ thực hiện một vòng nới lỏng định lượng nữa.
Tại Anh, Ngân hàng Anh được dự báo sẽ đưa ra thêm một vòng nới lỏng định lượng nữa bằng việc mua 75 tỷ bảng (117 tỷ USD) vàng. Tại Trung Quốc, số liệu đã cải thiện so với các số liệu được công bố cuối năm 2011; đồng thời, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và chiều hướng này sẽ tiếp diễn trong năm nay, do lạm phát đã hạ nhiệt.
Nhìn trung, trọng tâm của ngân hàng trung ương các thị trường đang nổi đã chuyển từ kiềm chế lạm phát sang tăng trưởng. Nhiều nước, gồm cả Brazil, đang nới lỏng chính sách tiền tệ, các nước khác thì ngừng việc thắt chặt tiền tệ.
Tuy nhiên, EIU cảnh báo hiện vẫn chưa rõ rằng sự phục hồi này có bền vững hay không. Dù có nhiều yếu tố thuận lợi, nhưng những yếu tố này là không đủ nếu những dự báo về sự khó khăn của nền kinh tế thế giới trở thành hiện thực. Những khó khăn đó là cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu cũng như việc liệu Trung Quốc có quản lý được một cuộc hạ cánh mềm đối với giá bất động sản ở khu vực Duyên hải hay không./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)