Như đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán, giá các loại thực phẩm “đến hẹn” lại “leo thang” khiến không ít bà nội trợ “giật mình.” Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau Tết, thị trường thực phẩm đã hạ nhiệt và đang dần trở lại mức giá bình thường.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhu cầu trong những ngày sau Tết chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ hoạt động cúng lễ trong gia đình và các lễ hội truyền thống. Giá các mặt hàng này cũng đã được bán ở mức khá cao trong 2-3 ngày đầu sau Tết, sau đó đã giảm khi nguồn cung tăng dần.
Khảo sát tại một số chợ lớn tại Hà Nội, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã được “đội” thêm lên đến 50-70% trong dịp Tết. Tuy nhiên, vào những ngày sau Tết giá các mặt hàng này đã giảm, có một số mặt hàng đã trở lại mức giá bình thường như rau xanh.
Cụ thể, giá thực phẩm tươi sống tại các chợ ở Hà Nội tăng khoảng 20- 30% so với ngày thường. Tại các chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Hôm, chợ Ngọc Lâm, thịt lợn mông hiện có giá khoảng 120. 000-130.000 đồng/kg, mức giá này tăng khoảng 20.000-30.000 đồng/kg so với ngày thường; sườn thăn giá 150.000 đồng/kg (tăng 30.000 đồng); nạc thăn giá 150.000 đồng/kg (tăng 40. 000 đồng/kg). Thịt bò có giá khoảng 240.000-250.000 đồng/kg, trong khi ngày thường giá loại thực phẩm này chỉ dao động trong khoảng 170.000-200.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy hải sản những ngày sau Tết cũng đã hạ nhiệt và có mức tăng khoảng 30-40% so với ngày thường. Cá rô phi có giá 60. 000-70.000 đồng/kg (tăng 20.000đồng/kg), cá trắm 100.000 đồng (tăng 30.000 đồng/kg), tôm sú 400.000 đồng/kg (tăng khoảng 100.000 đồng/kg).
Trong khi đó, giá rau xanh đã bắt đầu hạ nhiệt và trở lại mức giá của những ngày thường. Rau cần có giá 6.000 đồng/bó, trong khi vài ngày trước giá loại rau này lên tới 10.000 đồng/bó. Cải chíp 2.000 đồng/bó, cải thảo 7.000 đồng/kg. Riêng rau muống vẫn ở mức cao 10.000 đồng/bó do thời tiết lạnh nên loại rau này sinh trưởng chậm hơn các loại rau khác.
Theo nhiều tiểu thương tại các chợ, mặc dù nhu cầu rau xanh sau dịp Tết tăng cao nhưng giá hiện nay đã ổn định trở lại là do nguồn cung dồi dào. Cùng với đó, do thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát, người nông dân tích cực tái đàn do được giá bán, là những nhân tố quan trọng giúp cho nguồn cung thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng không khan hiếm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Bên cạnh đó, sau thời gian nghỉ Tết, nhiều siêu thị và một số hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh trở lại khiến cho hoạt động mua bán tấp nập hơn và hàng hóa không còn khan hiếm.
Bộ Công Thương cho biết, về cơ bản công tác chuẩn bị và phục vụ Tết Nhâm Thìn 2012 được thực hiện khá tốt, giá cả một số loại hàng hoá mặc dù có tăng hơn so với năm trước nhưng không nhiều và chủ yếu xuất phát từ việc chi phí đầu vào tăng và đã diễn ra từ trong năm 2011. Tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường cả nước thời gian trước Tết, cận Tết và trong những ngày Tết được bảo đảm ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, thị trường đã không xảy ra hiện tượng thiếu hàng sốt giá trong dịp Tết.
Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết cũng đã được các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp chuẩn bị chu đáo. Hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều doanh nghiệp tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã triển khai việc bán hàng bình ổn và tổ chức bán hàng phục vụ Tết, đặc biệt cho địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường tại các địa phương đã đem lại hiệu ứng tích cực cho thị trường, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh./.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhu cầu trong những ngày sau Tết chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ hoạt động cúng lễ trong gia đình và các lễ hội truyền thống. Giá các mặt hàng này cũng đã được bán ở mức khá cao trong 2-3 ngày đầu sau Tết, sau đó đã giảm khi nguồn cung tăng dần.
Khảo sát tại một số chợ lớn tại Hà Nội, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã được “đội” thêm lên đến 50-70% trong dịp Tết. Tuy nhiên, vào những ngày sau Tết giá các mặt hàng này đã giảm, có một số mặt hàng đã trở lại mức giá bình thường như rau xanh.
Cụ thể, giá thực phẩm tươi sống tại các chợ ở Hà Nội tăng khoảng 20- 30% so với ngày thường. Tại các chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Hôm, chợ Ngọc Lâm, thịt lợn mông hiện có giá khoảng 120. 000-130.000 đồng/kg, mức giá này tăng khoảng 20.000-30.000 đồng/kg so với ngày thường; sườn thăn giá 150.000 đồng/kg (tăng 30.000 đồng); nạc thăn giá 150.000 đồng/kg (tăng 40. 000 đồng/kg). Thịt bò có giá khoảng 240.000-250.000 đồng/kg, trong khi ngày thường giá loại thực phẩm này chỉ dao động trong khoảng 170.000-200.000 đồng/kg.
Giá các loại thủy hải sản những ngày sau Tết cũng đã hạ nhiệt và có mức tăng khoảng 30-40% so với ngày thường. Cá rô phi có giá 60. 000-70.000 đồng/kg (tăng 20.000đồng/kg), cá trắm 100.000 đồng (tăng 30.000 đồng/kg), tôm sú 400.000 đồng/kg (tăng khoảng 100.000 đồng/kg).
Trong khi đó, giá rau xanh đã bắt đầu hạ nhiệt và trở lại mức giá của những ngày thường. Rau cần có giá 6.000 đồng/bó, trong khi vài ngày trước giá loại rau này lên tới 10.000 đồng/bó. Cải chíp 2.000 đồng/bó, cải thảo 7.000 đồng/kg. Riêng rau muống vẫn ở mức cao 10.000 đồng/bó do thời tiết lạnh nên loại rau này sinh trưởng chậm hơn các loại rau khác.
Theo nhiều tiểu thương tại các chợ, mặc dù nhu cầu rau xanh sau dịp Tết tăng cao nhưng giá hiện nay đã ổn định trở lại là do nguồn cung dồi dào. Cùng với đó, do thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát, người nông dân tích cực tái đàn do được giá bán, là những nhân tố quan trọng giúp cho nguồn cung thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng không khan hiếm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Bên cạnh đó, sau thời gian nghỉ Tết, nhiều siêu thị và một số hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh trở lại khiến cho hoạt động mua bán tấp nập hơn và hàng hóa không còn khan hiếm.
Bộ Công Thương cho biết, về cơ bản công tác chuẩn bị và phục vụ Tết Nhâm Thìn 2012 được thực hiện khá tốt, giá cả một số loại hàng hoá mặc dù có tăng hơn so với năm trước nhưng không nhiều và chủ yếu xuất phát từ việc chi phí đầu vào tăng và đã diễn ra từ trong năm 2011. Tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường cả nước thời gian trước Tết, cận Tết và trong những ngày Tết được bảo đảm ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, thị trường đã không xảy ra hiện tượng thiếu hàng sốt giá trong dịp Tết.
Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết cũng đã được các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp chuẩn bị chu đáo. Hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều doanh nghiệp tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã triển khai việc bán hàng bình ổn và tổ chức bán hàng phục vụ Tết, đặc biệt cho địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường tại các địa phương đã đem lại hiệu ứng tích cực cho thị trường, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh./.
Đỗ Huyền (TTXVN/Vietnam+)