Khép lại tuần với mức giá dưới 1.700 USD/ounce, thị trường vàng tuần qua đã tiếp tục tuột dốc tuần thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư dường như chọn cách đứng ngoài thị trường để chờ đợi nhiều hơn là tham gia mạnh mẽ vào hoạt động giao dịch ở thời điểm chỉ còn hai tuần nữa là kết thúc năm, trong khi dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm cũng ngày càng cận kề.
Nỗi lo về vấn đề "vách đá ngân sách tài chính" của Mỹ cũng tiếp tục gây áp lực lên giá vàng.
Giá vàng đi lên trong phiên đầu tuần 10/12 nhờ những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục bơm tiền ra thị trường và duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ (nhân tố hỗ trợ giá vàng), mặc dù thị trường lao động đã được cải thiện (khi số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tháng 11/2012 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 7,7%, mức thấp nhất trong gần 4 năm qua).
Nhiều nhà kinh tế dự đoán, sau cuộc họp kéo dài hai ngày 11-12/12, FED sẽ tung ra đợt mua trái phiếu hàng tháng trị giá 45 tỷ USD, nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2013.
Trong phiên này, giá vàng đã có lúc tăng lên mức cao nhất một tuần qua là 1.717,20 USD/ounce.
Tuy nhiên, ngay trong phiên tiếp theo vào ngày 11/12, vàng đã quay đầu giảm giá và lùi hẳn xuống dưới mức 1.710 USD/ounce, mặc dù lòng tin của nhà đầu tư về chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ vẫn được củng cố ngay trước thềm cuộc họp chính sách của FED.
Đà tăng của kim loại quý lại được phục hồi trong phiên tiếp theo (12/12) sau khi FED kết thúc cuộc họp và công bố chương trình thu mua trái phiếu mới hàng tháng trị giá 45 tỷ USD, thay thế chương trình hoán đổi trái phiếu sắp hết hạn vào cuối năm nay.
Thêm vào đó, đồng USD giảm giá cũng thúc đẩy hoạt động mua vàng. Trong phiên này, giá vàng đã có lúc được đẩy lên 1.723,01 USD/ounce, mức cao nhất trong gần 2 tuần qua.
Tuy nhiên, thị trường vàng đã thực sự mất động lực trong hai phiên cuối tuần 13 và 14/12 khi bóng đen "vách đá ngân sách tài chính" Mỹ treo lơ lửng, phủ bầu không khí u ám lên khắp các thị trường và cản trở mọi nỗ lực của giới đầu cơ.
Giao dịch cũng diễn ra buồn tẻ khi chỉ còn vài ngày nữa là đến dịp nghỉ lễ Giáng Sinh và Năm mới, trong khi chưa có thêm thông tin sáng sủa nào về các cuộc thảo luận giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà về vấn đề ngân sách của nước Mỹ.
Việc FED gắn chính sách tiền tệ với tỷ lệ thất nghiệp (hiện đang ở mức 7,7%, và sẽ tiếp tục kìm giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục gần 0% cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,5%), cũng ảnh hưởng xấu tới giá vàng khi động thái này làm nhà đầu tư lo ngại các biện pháp kích thích kinh tế trong tương lai có thể bị giới hạn.
Ngoài ra, theo các nhà phân tích, nguy cơ trong ngắn hạn đối với giá vàng là sự mạnh lên của đồng USD. Khi Mỹ giải quyết được vấn đề "vách đá tài chính", đồng USD sẽ mạnh lên, gây sức ép lên giá vàng.
Giới phân tích nhận định, giá vàng rất khó có thể thay đổi xu hướng đi xuống từ nay tới cuối năm, khi nhiều nhà đầu tư muốn gấp lại sổ sách ở thời điểm hiện nay. Lượng tiền mặt mỏng ở thời điểm sắp kết thúc một năm khiến thị trường vàng càng thêm hụt hơi.
Đóng cửa phiên cuối tuần 14/12 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.696,11 USD/ounce, tiếp tục mất thêm gần 0,5% so với mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 1.704,04 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 1/2013 cũng tụt xuống còn 1.696,80 USD/ounce.
Tuy vậy, bất chấp xu hướng đi xuống liên tiếp thời gian gần đây, giá vàng vẫn đang hướng tới mức tăng gần 16% trong năm nay, và cũng là năm thứ 12 liên tiếp kim loại quý tăng giá, chủ yếu nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ mà nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới áp dụng trong thời gian qua, đặc biệt là FED, khiến giới đầu tư tin tưởng vào sự an toàn của vàng khi các biện pháp kích thích kinh tế làm giảm giá trị của tiền giấy.
Một số chuyên gia phân tích dự báo, sang nửa đầu năm 2013, vàng có thể sẽ phục hồi lên mốc 1.800 USD/ounce và sau đó dịu đi trong 6 tháng cuối năm, khi các ngân hàng trung ương rút lại các chính sách kích thích kinh tế./.
Nỗi lo về vấn đề "vách đá ngân sách tài chính" của Mỹ cũng tiếp tục gây áp lực lên giá vàng.
Giá vàng đi lên trong phiên đầu tuần 10/12 nhờ những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục bơm tiền ra thị trường và duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ (nhân tố hỗ trợ giá vàng), mặc dù thị trường lao động đã được cải thiện (khi số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tháng 11/2012 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 7,7%, mức thấp nhất trong gần 4 năm qua).
Nhiều nhà kinh tế dự đoán, sau cuộc họp kéo dài hai ngày 11-12/12, FED sẽ tung ra đợt mua trái phiếu hàng tháng trị giá 45 tỷ USD, nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2013.
Trong phiên này, giá vàng đã có lúc tăng lên mức cao nhất một tuần qua là 1.717,20 USD/ounce.
Tuy nhiên, ngay trong phiên tiếp theo vào ngày 11/12, vàng đã quay đầu giảm giá và lùi hẳn xuống dưới mức 1.710 USD/ounce, mặc dù lòng tin của nhà đầu tư về chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ vẫn được củng cố ngay trước thềm cuộc họp chính sách của FED.
Đà tăng của kim loại quý lại được phục hồi trong phiên tiếp theo (12/12) sau khi FED kết thúc cuộc họp và công bố chương trình thu mua trái phiếu mới hàng tháng trị giá 45 tỷ USD, thay thế chương trình hoán đổi trái phiếu sắp hết hạn vào cuối năm nay.
Thêm vào đó, đồng USD giảm giá cũng thúc đẩy hoạt động mua vàng. Trong phiên này, giá vàng đã có lúc được đẩy lên 1.723,01 USD/ounce, mức cao nhất trong gần 2 tuần qua.
Tuy nhiên, thị trường vàng đã thực sự mất động lực trong hai phiên cuối tuần 13 và 14/12 khi bóng đen "vách đá ngân sách tài chính" Mỹ treo lơ lửng, phủ bầu không khí u ám lên khắp các thị trường và cản trở mọi nỗ lực của giới đầu cơ.
Giao dịch cũng diễn ra buồn tẻ khi chỉ còn vài ngày nữa là đến dịp nghỉ lễ Giáng Sinh và Năm mới, trong khi chưa có thêm thông tin sáng sủa nào về các cuộc thảo luận giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà về vấn đề ngân sách của nước Mỹ.
Việc FED gắn chính sách tiền tệ với tỷ lệ thất nghiệp (hiện đang ở mức 7,7%, và sẽ tiếp tục kìm giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục gần 0% cho tới khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,5%), cũng ảnh hưởng xấu tới giá vàng khi động thái này làm nhà đầu tư lo ngại các biện pháp kích thích kinh tế trong tương lai có thể bị giới hạn.
Ngoài ra, theo các nhà phân tích, nguy cơ trong ngắn hạn đối với giá vàng là sự mạnh lên của đồng USD. Khi Mỹ giải quyết được vấn đề "vách đá tài chính", đồng USD sẽ mạnh lên, gây sức ép lên giá vàng.
Giới phân tích nhận định, giá vàng rất khó có thể thay đổi xu hướng đi xuống từ nay tới cuối năm, khi nhiều nhà đầu tư muốn gấp lại sổ sách ở thời điểm hiện nay. Lượng tiền mặt mỏng ở thời điểm sắp kết thúc một năm khiến thị trường vàng càng thêm hụt hơi.
Đóng cửa phiên cuối tuần 14/12 trên thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.696,11 USD/ounce, tiếp tục mất thêm gần 0,5% so với mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 1.704,04 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 1/2013 cũng tụt xuống còn 1.696,80 USD/ounce.
Tuy vậy, bất chấp xu hướng đi xuống liên tiếp thời gian gần đây, giá vàng vẫn đang hướng tới mức tăng gần 16% trong năm nay, và cũng là năm thứ 12 liên tiếp kim loại quý tăng giá, chủ yếu nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ mà nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới áp dụng trong thời gian qua, đặc biệt là FED, khiến giới đầu tư tin tưởng vào sự an toàn của vàng khi các biện pháp kích thích kinh tế làm giảm giá trị của tiền giấy.
Một số chuyên gia phân tích dự báo, sang nửa đầu năm 2013, vàng có thể sẽ phục hồi lên mốc 1.800 USD/ounce và sau đó dịu đi trong 6 tháng cuối năm, khi các ngân hàng trung ương rút lại các chính sách kích thích kinh tế./.
Thùy Chi (TTXVN)