Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đang đứng trước sức ép do cách xử lý của các cơ quan chức năng trong vụ xét xử Anders Behring Breivik, tên sát thủ đã sát hại 77 người hồi năm ngoái.
Những cuộc thăm dò mới được công bố cho thấy phần lớn người dân Na Uy muốn ông Stoltenberg tiếp tục giữ vị trí hiện nay song có khoảng 19% đến 30,7% số người cho rằng ông Stoltenberg nên từ chức.
Chuyên gia phân tích chính trị Frank Aarebrot cho rằng kết quả nêu trên "không gây ngạc nhiên." Ông cho rằng; "Những người sẽ bỏ phiếu cho ông Stoltenberg trong nhiệm kỳ tới chắc chắn muốn ông ấy ở lại. Còn với những ai không muốn, vụ Breivik sẽ được lấy ra làm cái cớ."
Sau vụ thảm sát, chính phủ của Thủ tướng Stoltenberg đã chỉ định một ủy ban để rút ra những bài học kinh nghiệm từ phản ứng của các cơ quan liên quan trong vụ việc. Các báo cáo kết luận chủ yếu tập trung vào phản ứng chậm của cảnh sát cũng như cách xử lý tình huống.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Na Uy cho rằng không chỉ cảnh sát, chính phủ nước này cũng có lỗi. Theo đó, vụ đánh bom đầu tiên có thể đã được ngăn chặn nếu chính phủ áp đặt những quy định được đề nghị hồi năm 2004.
Tờ Verdens Gang, nhật báo lớn nhất Na Uy, đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Stoltenberg từ chức. Đáp lại lời kêu gọi này, Thủ tướng Na Uy khẳng định ông sẽ tiếp tục tại vị để tiếp tục công việc./.
Những cuộc thăm dò mới được công bố cho thấy phần lớn người dân Na Uy muốn ông Stoltenberg tiếp tục giữ vị trí hiện nay song có khoảng 19% đến 30,7% số người cho rằng ông Stoltenberg nên từ chức.
Chuyên gia phân tích chính trị Frank Aarebrot cho rằng kết quả nêu trên "không gây ngạc nhiên." Ông cho rằng; "Những người sẽ bỏ phiếu cho ông Stoltenberg trong nhiệm kỳ tới chắc chắn muốn ông ấy ở lại. Còn với những ai không muốn, vụ Breivik sẽ được lấy ra làm cái cớ."
Sau vụ thảm sát, chính phủ của Thủ tướng Stoltenberg đã chỉ định một ủy ban để rút ra những bài học kinh nghiệm từ phản ứng của các cơ quan liên quan trong vụ việc. Các báo cáo kết luận chủ yếu tập trung vào phản ứng chậm của cảnh sát cũng như cách xử lý tình huống.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Na Uy cho rằng không chỉ cảnh sát, chính phủ nước này cũng có lỗi. Theo đó, vụ đánh bom đầu tiên có thể đã được ngăn chặn nếu chính phủ áp đặt những quy định được đề nghị hồi năm 2004.
Tờ Verdens Gang, nhật báo lớn nhất Na Uy, đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Stoltenberg từ chức. Đáp lại lời kêu gọi này, Thủ tướng Na Uy khẳng định ông sẽ tiếp tục tại vị để tiếp tục công việc./.
Linh Vũ (Vietnam+)