Thừa Thiên-Huế sau 45 năm giải phóng: 'Cất cánh' bằng nội lực

Sau 45 năm giải phóng, với sự nỗ lực, đoàn kết, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã vượt qua nhiều khó khăn để khôi phục lại nền kinh tế, chống chọi với điều kiện thiên tai lũ lụt hằng năm.
Thừa Thiên-Huế sau 45 năm giải phóng: 'Cất cánh' bằng nội lực ảnh 1Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

45 năm sau ngày giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2020), Thừa Thiên-Huế đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước.

Nguồn lực về văn hóa lịch sử, con người, cảnh quan thiên nhiên riêng có của mảnh đất Cố đô đang trở thành tài sản quý giá để Thừa Thiên-Huế khai thác, phát huy, vươn lên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Phát huy "kho báu di sản" của tiền nhân

Huế là vùng đất có lịch sử hình thành lâu dài, gắn với quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam của các thế hệ người Việt. Nơi đây từng là thủ phủ của Đàng Trong từ thế kỷ 17-18 và trở thành kinh đô của đất nước ta dưới hai triều đại Tây Sơn (1788-1801) và triều Nguyễn (1802-1945. Chính vì vậy, Huế mang trong mình một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, hiếm có.

Theo số liệu thống kê năm 1975, một nửa trong tổng số các di tích kiến trúc nghệ thuật ở khu vực Đại Nội Huế đã trở thành phế tích. Trong giai đoạn 1975 đến 1980, việc bảo tồn di sản văn hóa gặp muôn vàn khó khăn do sự đầu tư hết sức hạn chế vì đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh.

Với những giá trị nổi bật toàn cầu, di sản văn hóa Huế đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Cuối năm 1993, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn, không chỉ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn tôn vinh giá trị các di sản văn hóa Huế, mở ra một giai đoạn mới trong công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích, hợp tác quốc tế để phát huy giá trị di sản ở vùng đất Cố đô.

Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105/TTg chính thức phê duyệt Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cố đô Huế, giai đoạn 1996-2010; tiếp đó là Quyết định số 818/QĐ-TTg phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2010-2020.

Đến nay, công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã và đang đạt được những kết quả to lớn, chuyển từ giai đoạn phải giải cứu nguy cấp sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững, từng bước lấy lại diện mạo ban đầu của một Cố đô xưa để truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang triển khai Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế với tổng mức đầu tư lên tới 4.097 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 2.735 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để xây dựng khu tái định cư là 1.362 tỷ đồng.

Dự án chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2019-2021 hoàn thành di dời 2.938 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ.

[45 năm giải phóng Thừa Thiên-Huế: Khúc ca khải hoàn trên đất Cố đô]

Giai đoạn 2 từ năm 2022-2025, dự kiến di dời dân cư tại khu vực các di tích Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài.

Đến tháng 3/2020, hàng trăm hộ dân đã di dời nhà cửa để trả lại mặt bằng cho di tích theo như kế hoạch; nhiều hộ dân đang bắt đầu xây dựng nhà cửa ở khu tái định cư Hương Sơ, thành phố Huế.

Ngoài ra, Thừa Thiên-Huế còn “sở hữu” 4 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được Tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn chữ Hán trên hệ thống kiến trúc cung đình Huế; đồng sở hữu hai Di sản văn hóa phi vật thể thế giới là Nghệ thuật bài chòi, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ…

Những giá trị di sản văn hóa này đang được các thế hệ người dân xứ Huế tiếp tục giữ gìn, phát huy trong đời sống đương đại, trở thành nguồn tài nguyên văn hóa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng với di sản văn hóa, Thừa Thiên-Huế còn có “kho báu” di sản thiên nhiên vô cùng phong phú như rừng quốc gia Bạch Mã, vịnh Chân Mây-Lăng Cô, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai… đang chờ được khai phá xứng tầm.

Thừa Thiên-Huế sau 45 năm giải phóng: 'Cất cánh' bằng nội lực ảnh 2Cầu Hải Vân 2, cây cầu dài nhất trên tuyến thi công hầm đường bộ Hải Vân 2, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2020. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Ngành du lịch Thừa Thiên-Huế những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc; năm 2019, địa phương đã đón khoảng 4,8 triệu lượt khách đến tham quan.

Du khách đến với Thừa Thiên-Huế là đến với miền đất di sản, trở về với cội nguồn văn hóa của dân tộc, để được sống chậm lại, được hòa mình vào với cảnh sắc thiên thiên trong lành, kỳ thú.

Chặng đường mới

Nghị quyết số 54-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang “đánh thức” mạnh mẽ hơn những tiềm năng, lợi thế riêng có của Thừa Thiên-Huế.

Với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Thừa Thiên-Huế vẫn kiên trì mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Tỉnh xác định lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Thừa Thiên-Huế sau 45 năm giải phóng: 'Cất cánh' bằng nội lực ảnh 3Công nhân làm việc tại nhà máy sợi Huế thuộc Công ty Cổ phần Dệt may Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Hiện nay, Thừa Thiên-Huế là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về việc ứng dụng rộng rãi những tiện ích của công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử thân thiện với người dân, du khách. Nhiều dự án phát triển kinh tế-xã hội quan trọng trên địa bàn tỉnh cũng đang triển khai như xây dựng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn, Dự án di dời dân cư, giải phóng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế… sẽ góp phần tiếp tục làm thay đổi diện mạo của Cố đô Huế trong thời gian tới.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ cho biết sau 45 năm giải phóng, với sự nỗ lực, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã vượt qua nhiều khó khăn để khôi phục lại nền kinh tế, chống chọi với điều kiện thiên tai lũ lụt hằng năm.

Đến nay, bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc, an sinh xã hội được đảm bảo, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, đời sống của người dân từ thành thị đến vùng nông thôn được nâng lên đáng kể.

Tỉnh đang nỗ lực phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong 5 năm tới, với mục tiêu quan trọng là tiếp tục nâng cao hơn nữa đời sống và hạnh phúc của nhân dân.

Nhìn lại chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, diện mạo kinh tế-xã hội của Thừa Thiên-Huế có những thay đổi to lớn, từ một tỉnh nghèo nay trở thành một cực phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Năm 2019, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 7,18%; tổng thu ngân sách ước đạt 8.320 tỷ đồng. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt trên 98,5%; tỷ lệ người dân có mã số hồ sơ sức khỏe điện tử đạt gần 100%.

Thừa Thiên-Huế tiếp tục khẳng định là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, với trụ cột là Bệnh viện Trung ương Huế...

Với thế và lực mới, chắc chắn Thừa Thiên-Huế sẽ “cất cánh” bằng chính tiềm năng to lớn và nội lực mạnh mẽ của mình trong thời gian tới./.

Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Hằng năm, hàng trăm kỹ thuật mới được cập nhật và triển khai thực hiện, việc điều trị thành công những ca bệnh khó luôn đạt tỷ lệ cao trong cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Hằng năm, hàng trăm kỹ thuật mới được cập nhật và triển khai thực hiện, việc điều trị thành công những ca bệnh khó luôn đạt tỷ lệ cao trong cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Công nhân làm việc tại nhà máy sợi Huế thuộc Công ty Cổ phần Dệt may Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Công nhân làm việc tại nhà máy sợi Huế thuộc Công ty Cổ phần Dệt may Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Làng Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) có nghề chằm nón lá lâu đời với 80% số hộ trong làng làm nghề, phục vụ du lịch, lễ hội và thị hiếu của khách hàng. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Làng Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) có nghề chằm nón lá lâu đời với 80% số hộ trong làng làm nghề, phục vụ du lịch, lễ hội và thị hiếu của khách hàng. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Ngư dân Thừa Thiên-Huế đóng mới tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Ngư dân Thừa Thiên-Huế đóng mới tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Du khách tham quan Đại nội-Huế. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Du khách tham quan Đại nội-Huế. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Điện Thái Hoà nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Điện Thái Hoà nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Làng hoa Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế trồng nhiều loại hoa phục vụ thị trường Tết. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Làng hoa Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế trồng nhiều loại hoa phục vụ thị trường Tết. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Cầu Hải Vân 2, cây cầu dài nhất trên tuyến thi công hầm đường bộ Hải Vân 2, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế và Thành phố Đà Nẵng, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2020. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu Hải Vân 2, cây cầu dài nhất trên tuyến thi công hầm đường bộ Hải Vân 2, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế và Thành phố Đà Nẵng, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2020. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm...Trong ảnh: Khách du lịch tham quan Đại Nội-Huế. (Ảnh: Quốc Việt/ TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm...Trong ảnh: Khách du lịch tham quan Đại Nội-Huế. (Ảnh: Quốc Việt/ TTXVN)
Huyện Quảng Điền là địa phương có vùng rau chuyên canh lớn nhất của Thừa Thiên-Huế với diện tích hơn 300 ha, trong đó rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trên 70 ha. Trong ảnh: Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Huyện Quảng Điền là địa phương có vùng rau chuyên canh lớn nhất của Thừa Thiên-Huế với diện tích hơn 300 ha, trong đó rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trên 70 ha. Trong ảnh: Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có trên 7.000 ha mặt nước được đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 5.000 ha, còn lại nuôi nước ngọt. Trong ảnh: Nuôi thủy sản trên Phá Tam Giang, huyện Phú Vang. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có trên 7.000 ha mặt nước được đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 5.000 ha, còn lại nuôi nước ngọt. Trong ảnh: Nuôi thủy sản trên Phá Tam Giang, huyện Phú Vang. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Đua thuyền trên sông Hương, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2009. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đua thuyền trên sông Hương, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2009. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Bên cạnh cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế còn có những bãi biển đẹp, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh sang trọng, các khu du lịch sinh thái,… là những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh: Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, nằm dưới chân đèo Bắc Hải Vân với bãi biển dài 10km, cát trắng mịn thoai thoải, độ sâu trung bình dưới 1m. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Bên cạnh cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế còn có những bãi biển đẹp, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh sang trọng, các khu du lịch sinh thái,… là những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh: Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, nằm dưới chân đèo Bắc Hải Vân với bãi biển dài 10km, cát trắng mịn thoai thoải, độ sâu trung bình dưới 1m. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Khu du lịch Laguna Lăng Cô thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) do Công ty TNHH Laguna Việt Nam - Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư với tổng vốn 875 triệu USD. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Khu du lịch Laguna Lăng Cô thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) do Công ty TNHH Laguna Việt Nam - Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư với tổng vốn 875 triệu USD. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Nông dân Thừa Thiên-Huế gieo cấy lúa vụ Đông Xuân. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Nông dân Thừa Thiên-Huế gieo cấy lúa vụ Đông Xuân. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Công ty TNHH Kim Sora (Thừa Thiên-Huế) tăng ca sản xuất để tăng số lượng khẩu trang, kịp thời phân phối cho thị trường phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Công ty TNHH Kim Sora (Thừa Thiên-Huế) tăng ca sản xuất để tăng số lượng khẩu trang, kịp thời phân phối cho thị trường phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Khu văn hóa đa năng Dã Viên với diện tích khoảng 10,5ha, có thiết kế mang tính chất truyền thống, bảo tồn các giá trị lịch sử trong khu vực, phù hợp với cảnh quan; hình thành một điểm nhấn mỹ quan trên sông Hương, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng Thừa Thiên-Huế xanh, sạch, sáng và đề án "Huế - thành phố bốn mùa hoa." (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Khu văn hóa đa năng Dã Viên với diện tích khoảng 10,5ha, có thiết kế mang tính chất truyền thống, bảo tồn các giá trị lịch sử trong khu vực, phù hợp với cảnh quan; hình thành một điểm nhấn mỹ quan trên sông Hương, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng Thừa Thiên-Huế xanh, sạch, sáng và đề án "Huế - thành phố bốn mùa hoa." (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) được đầu tư nâng cấp để đạt công suất 5 triệu hành khách (đến 2020) và 9 triệu hành khách (đến năm 2030). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) được đầu tư nâng cấp để đạt công suất 5 triệu hành khách (đến 2020) và 9 triệu hành khách (đến năm 2030). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Đường cao tốc La Sơn-Túy Loan (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) nối tỉnh Thừa Thiên-Huế với Thành phố Đà Nẵng, chạy vắt qua những cánh rừng thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Đường cao tốc La Sơn-Túy Loan (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) nối tỉnh Thừa Thiên-Huế với Thành phố Đà Nẵng, chạy vắt qua những cánh rừng thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 56 hồ chứa thuỷ lợi, 6 hồ thủy điện, trên 300 đập dâng phục vụ cho nhiều mục đích như thủy lợi, thủy điện, phòng chống thiên tai, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, cải tạo môi trường sinh thái. Trong ảnh: Hồ chứa nước Tả Trạch nằm ở phía thượng nguồn sông Hương, có dung tích khoảng 650 triệu m3 nước. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 56 hồ chứa thuỷ lợi, 6 hồ thủy điện, trên 300 đập dâng phục vụ cho nhiều mục đích như thủy lợi, thủy điện, phòng chống thiên tai, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, cải tạo môi trường sinh thái. Trong ảnh: Hồ chứa nước Tả Trạch nằm ở phía thượng nguồn sông Hương, có dung tích khoảng 650 triệu m3 nước. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu. Trong ảnh: Ca phẫu thuật vi phẫu bằng ứng dụng camera 3D phóng đại tại trung tâm chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu. Trong ảnh: Ca phẫu thuật vi phẫu bằng ứng dụng camera 3D phóng đại tại trung tâm chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Khách du lịch tham quan cố đô Huế bằng xe xích lô. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Khách du lịch tham quan cố đô Huế bằng xe xích lô. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 4 khu neo đậu tránh trú bão và 1 âu thuyền cho tàu cá có quy mô sức chứa từ 300-1.000 tàu cỡ 300 CV, đảm bảo phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân… Trong ảnh: Tàu thuyền tại khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải, huyện Phú Vang. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 4 khu neo đậu tránh trú bão và 1 âu thuyền cho tàu cá có quy mô sức chứa từ 300-1.000 tàu cỡ 300 CV, đảm bảo phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân… Trong ảnh: Tàu thuyền tại khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải, huyện Phú Vang. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Rừng ngập mặn như những bức bình phong bảo vệ an toàn cho thuyền bè neo đậu và nhà cửa của người dân phía trong đầm phá Tam Giang ở khu vực xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Rừng ngập mặn như những bức bình phong bảo vệ an toàn cho thuyền bè neo đậu và nhà cửa của người dân phía trong đầm phá Tam Giang ở khu vực xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có trên 7.000 ha mặt nước được đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 5.000 ha, còn lại nuôi nước ngọt. Trong ảnh: Nuôi tôm trên cát ở huyện Quảng Điền. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có trên 7.000 ha mặt nước được đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 5.000 ha, còn lại nuôi nước ngọt. Trong ảnh: Nuôi tôm trên cát ở huyện Quảng Điền. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Hành lá được xác định là một trong những cây trồng chủ lực ở Thừa Thiên-Huế, với diện tích hiện có trên 400 ha, được trồng quanh năm, thích hợp trên nhiều loại đất, giá bán và đầu ra ổn định, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Hành lá được xác định là một trong những cây trồng chủ lực ở Thừa Thiên-Huế, với diện tích hiện có trên 400 ha, được trồng quanh năm, thích hợp trên nhiều loại đất, giá bán và đầu ra ổn định, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thành phố Huế - thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế có sức hút lớn đối với các dòng khách du lịch văn hóa, du lịch trở về cội nguồn, du lịch sinh thái và các loại du lịch đặc sắc khác của cả nước. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thành phố Huế - thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế có sức hút lớn đối với các dòng khách du lịch văn hóa, du lịch trở về cội nguồn, du lịch sinh thái và các loại du lịch đặc sắc khác của cả nước. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế lần thứ III - năm 2019 được tổ chức tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế lần thứ III - năm 2019 được tổ chức tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục