Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) vừa lên tiếng kêu gọi Thụy Điển phá vỡ thế bế tắc trong vụ liên quan đến nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, bằng cách đưa ra đảm bảo rằng ông này sẽ không bị dẫn độ tới Mỹ.
AI cho rằng ông Assange lo ngại sẽ bị dẫn độ tới Mỹ và bị đưa ra tòa liên quan đến việc Wikileaks từng tiết lộ những thông tin mật động trời liên quan các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan. Theo AI, điều này "đóng một phần không nhỏ trong thế bế tắc hiện nay."
Tổ chức này cũng nói thêm rằng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng gì cho thấy Thụy Điển có kế hoạch dẫn độ ông Assange tới Mỹ, nhưng nếu như điều này xảy ra thì ông Assange sẽ "thực sự có nguy cơ bị xâm phạm quyền con người nghiêm trọng."
[Anh-Ecuador chưa đạt được thỏa thuận về Assange]
Trong một thông cáo, Giám đốc cao cấp phụ trách nghiên cứu của AI, Nicola Duckworth, cho rằng nếu như các nhà chức trách Thụy Điển công khai khẳng định sẽ không dẫn độ ông Assange tới Mỹ một khi ông này tự ra trình diện tại tòa án Thụy Điển thì sẽ đạt được cả hai điều: bế tắc trong vụ này sẽ được phá vỡ và những người phụ nữ cáo buộc ông Assange xâm hại tình dục sẽ không bị công lý từ chối.
"Điều quan trọng là các nước đều chứng tỏ thái độ nghiêm túc trong việc giải quyết những cáo buộc xâm hại tình dục đồng thời phải tôn trọng quyền của cả những người phụ nữ đưa ra cáo buộc cũng như người bị cáo buộc," AI viết trong thông cáo.
AI đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh Ngoại trưởng Anh William Hague có cuộc gặp với người đồng cấp Ecuador, Ricardo Patino, bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York ngày 27/9, trong đó ông Hague đã tái khẳng định Anh có nghĩa vụ về mặt pháp lý để dẫn độ ông Assange sang Thụy Điển.
Ông Assange, 40 tuổi, đã chạy trốn vào Đại sứ quán Ecuador tại London từ ngày 19/6 nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông bị truy tố vì tội xâm hại tình dục. Ngày 16/8, Ecuador đã đồng ý trao quy chế tị nạn chính trị cho ông Assange, khiến quan hệ ngoại giao giữa nước Nam Mỹ này và Anh trở nên căng thẳng.
Ngoại trưởng Anh cho biết việc Ecuador che chở cho ông Assange dưới khái niệm "tị nạn chính trị" là không tồn tại trong luật pháp của Anh. Ông nói thêm rằng luật dẫn độ của nước này cũng bao gồm việc bảo đảm quyền con người và "yêu cầu Chính phủ Ecuador nghiên cứu những điều khoản này một cách kỹ lưỡng trong khi xem xét cách giải quyết trong thời gian tới."
Theo luật pháp quốc tế, việc dẫn độ ông Assange tới Mỹ sẽ phải được sự nhất trí của cả Anh và Thụy Điển.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Ngoại trưởng Anh cho biết: "Cả hai bộ trưởng đã cam kết tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vụ việc này."
Trước đó, ông Assange đã phát biểu qua video trong một cuộc gặp bên lề của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhằm kêu gọi Mỹ dừng hành động "ngược đãi" đối với Wikileaks - một trang mạng đóng tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố.
Trang mạng này đã nhiều lần tiết lộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới. Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28/11/2010, WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động./.
AI cho rằng ông Assange lo ngại sẽ bị dẫn độ tới Mỹ và bị đưa ra tòa liên quan đến việc Wikileaks từng tiết lộ những thông tin mật động trời liên quan các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq và Afghanistan. Theo AI, điều này "đóng một phần không nhỏ trong thế bế tắc hiện nay."
Tổ chức này cũng nói thêm rằng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng gì cho thấy Thụy Điển có kế hoạch dẫn độ ông Assange tới Mỹ, nhưng nếu như điều này xảy ra thì ông Assange sẽ "thực sự có nguy cơ bị xâm phạm quyền con người nghiêm trọng."
[Anh-Ecuador chưa đạt được thỏa thuận về Assange]
Trong một thông cáo, Giám đốc cao cấp phụ trách nghiên cứu của AI, Nicola Duckworth, cho rằng nếu như các nhà chức trách Thụy Điển công khai khẳng định sẽ không dẫn độ ông Assange tới Mỹ một khi ông này tự ra trình diện tại tòa án Thụy Điển thì sẽ đạt được cả hai điều: bế tắc trong vụ này sẽ được phá vỡ và những người phụ nữ cáo buộc ông Assange xâm hại tình dục sẽ không bị công lý từ chối.
"Điều quan trọng là các nước đều chứng tỏ thái độ nghiêm túc trong việc giải quyết những cáo buộc xâm hại tình dục đồng thời phải tôn trọng quyền của cả những người phụ nữ đưa ra cáo buộc cũng như người bị cáo buộc," AI viết trong thông cáo.
AI đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh Ngoại trưởng Anh William Hague có cuộc gặp với người đồng cấp Ecuador, Ricardo Patino, bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York ngày 27/9, trong đó ông Hague đã tái khẳng định Anh có nghĩa vụ về mặt pháp lý để dẫn độ ông Assange sang Thụy Điển.
Ông Assange, 40 tuổi, đã chạy trốn vào Đại sứ quán Ecuador tại London từ ngày 19/6 nhằm tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông bị truy tố vì tội xâm hại tình dục. Ngày 16/8, Ecuador đã đồng ý trao quy chế tị nạn chính trị cho ông Assange, khiến quan hệ ngoại giao giữa nước Nam Mỹ này và Anh trở nên căng thẳng.
Ngoại trưởng Anh cho biết việc Ecuador che chở cho ông Assange dưới khái niệm "tị nạn chính trị" là không tồn tại trong luật pháp của Anh. Ông nói thêm rằng luật dẫn độ của nước này cũng bao gồm việc bảo đảm quyền con người và "yêu cầu Chính phủ Ecuador nghiên cứu những điều khoản này một cách kỹ lưỡng trong khi xem xét cách giải quyết trong thời gian tới."
Theo luật pháp quốc tế, việc dẫn độ ông Assange tới Mỹ sẽ phải được sự nhất trí của cả Anh và Thụy Điển.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Ngoại trưởng Anh cho biết: "Cả hai bộ trưởng đã cam kết tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vụ việc này."
Trước đó, ông Assange đã phát biểu qua video trong một cuộc gặp bên lề của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhằm kêu gọi Mỹ dừng hành động "ngược đãi" đối với Wikileaks - một trang mạng đóng tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố.
Trang mạng này đã nhiều lần tiết lộ tài liệu mật của Mỹ gây chấn động dư luận thế giới. Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín ngoại giao nội bộ của Mỹ ngày 28/11/2010, WikiLeaks liên tục bị tấn công và phải thay tên miền để tiếp tục hoạt động./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)