Thụy Sĩ, luôn tự hào về nguyên tắc nhân đạo, lại đang phải đối mặt với một loạt chỉ trích về việc phân biệt đối xử với người tị nạn.
Cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra sau khi Cơ quan Di trú Liên bang thông báo các thị trấn nhỏ phía Bắc của Bremgarten, với 6.500 cư dân, được phép từ chối cư dân của một trung tâm tị nạn mới tiếp cận với một số khu vực công cộng nhất định.
Theo báo cáo ban đầu, việc người tị nạn sẽ bị cấm tới các hồ bơi công cộng, phòng tập thể dục và thậm chí cả thư viện thành phố và nhà thờ, đang gây ra sự giận dữ và chỉ trích về tình trạng phân biệt đối xử.
Thụy Sĩ là một trong những nước ở châu Âu chào đón các người tị nạn nhất nếu tính theo tỷ lệ dân số với 48.000 người hiện đang trong quá trình xin tị nạn, trong đó có 28.631 người đến trong năm ngoái - con số cao nhất kể từ năm 1999.
Thụy Sĩ đang gấp rút để mở thêm một loạt trung tâm tị nạn tạm thời. Tuy nhiên, công chúng Thụy Sĩ thường chống lại việc xây dựng các trung tâm như vậy trong khu phố của họ.
Trung tâm tị nạn tiếp theo dự kiến mở vào ngày 19/8, tại thị trấn Alpnach, 100 km về phía Nam của Zurich. Thị trưởng Alpnach đã cho biết thành phố có thể cấm những người tị nạn tiếp cận vào trường học, cơ sở thể thao, trung tâm nghỉ hưu.
Thị trưởng Menzingen, một thị trấn khoảng 50 km về phía nam của Zurich, nơi một trung tâm sẽ được mở vào năm 2015, cho biết những người tị nạn sẽ bị cấm "khu vực nhạy cảm" như gần trường học bởi vì "những người tị nạn có thể gặp gỡ học sinh - những cô bé hoặc cậu bé của chúng tôi ."
Là điểm đến của 75.000 người tị nạn và đăng ký xin tị nạn, Thụy Sĩ có thể tránh khỏi mất đi danh tiếng là nơi đặt trụ sở của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc nếu như các nhà chức trách liên bang hướng dẫn Bremgarten không phân biệt đối xử và tôn trọng quyền tự do di chuyển của những người tị nạn./.
Cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra sau khi Cơ quan Di trú Liên bang thông báo các thị trấn nhỏ phía Bắc của Bremgarten, với 6.500 cư dân, được phép từ chối cư dân của một trung tâm tị nạn mới tiếp cận với một số khu vực công cộng nhất định.
Theo báo cáo ban đầu, việc người tị nạn sẽ bị cấm tới các hồ bơi công cộng, phòng tập thể dục và thậm chí cả thư viện thành phố và nhà thờ, đang gây ra sự giận dữ và chỉ trích về tình trạng phân biệt đối xử.
Thụy Sĩ là một trong những nước ở châu Âu chào đón các người tị nạn nhất nếu tính theo tỷ lệ dân số với 48.000 người hiện đang trong quá trình xin tị nạn, trong đó có 28.631 người đến trong năm ngoái - con số cao nhất kể từ năm 1999.
Thụy Sĩ đang gấp rút để mở thêm một loạt trung tâm tị nạn tạm thời. Tuy nhiên, công chúng Thụy Sĩ thường chống lại việc xây dựng các trung tâm như vậy trong khu phố của họ.
Trung tâm tị nạn tiếp theo dự kiến mở vào ngày 19/8, tại thị trấn Alpnach, 100 km về phía Nam của Zurich. Thị trưởng Alpnach đã cho biết thành phố có thể cấm những người tị nạn tiếp cận vào trường học, cơ sở thể thao, trung tâm nghỉ hưu.
Thị trưởng Menzingen, một thị trấn khoảng 50 km về phía nam của Zurich, nơi một trung tâm sẽ được mở vào năm 2015, cho biết những người tị nạn sẽ bị cấm "khu vực nhạy cảm" như gần trường học bởi vì "những người tị nạn có thể gặp gỡ học sinh - những cô bé hoặc cậu bé của chúng tôi ."
Là điểm đến của 75.000 người tị nạn và đăng ký xin tị nạn, Thụy Sĩ có thể tránh khỏi mất đi danh tiếng là nơi đặt trụ sở của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc nếu như các nhà chức trách liên bang hướng dẫn Bremgarten không phân biệt đối xử và tôn trọng quyền tự do di chuyển của những người tị nạn./.
Tố Uyên (Vietnam+)