Thụy Sĩ dự kiến sẽ cung cấp 2,9 triệu USD để giúp tái định cư cho người Chad mà đã làm việc nhiều năm tại Libya, trở về nhà trong và sau giai đoạn quân nổi dậy lật đổ chế độ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011.
Số tiền này sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian hai năm nhằm giúp những người trở về được tái hòa nhập về mặt kinh tế và xã hội.
Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ (SDC) đã ký thỏa thuận với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Geneva ngày 8/1.
Số tiền trên sẽ được chuyển đến để hỗ trợ cho những người hiện đang sống ở ba khu vực xa xôi hẻo lánh gần biên giới phía bắc của Chad với Libya, Niger và Sudan.
Người phát ngôn của IOM Jumbe Omari Jumbe cho biết, sự viện trợ của Thụy Sĩ là thực sự có ý nghĩa bởi vì đó là những khu vực bị tước đoạt nhiều nhất ở nước này và những người trở về nhà hầu như là trắng tay.
Ông Jumbe cho biết thêm việc làm là một trong những vấn đề khó khăn mà những người tị nạn trở về đang phải đối mặt.
Tại Libya, lao động nam chủ yếu là những công nhân không có nhiều kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc xây dựng, song ở những khu vực nghèo như Chad thì hầu như không có cơ hội cho họ. Điều này cũng có nghĩa là họ khó có khả năng có thể cung cấp đủ cho gia đình của họ.
Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất góp quỹ cho các dự án ở phía Bắc, còn Mỹ và Đức đóng góp cho các dự án của IOM ở một số khu vực khác tại Chad./.
Số tiền này sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian hai năm nhằm giúp những người trở về được tái hòa nhập về mặt kinh tế và xã hội.
Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ (SDC) đã ký thỏa thuận với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Geneva ngày 8/1.
Số tiền trên sẽ được chuyển đến để hỗ trợ cho những người hiện đang sống ở ba khu vực xa xôi hẻo lánh gần biên giới phía bắc của Chad với Libya, Niger và Sudan.
Người phát ngôn của IOM Jumbe Omari Jumbe cho biết, sự viện trợ của Thụy Sĩ là thực sự có ý nghĩa bởi vì đó là những khu vực bị tước đoạt nhiều nhất ở nước này và những người trở về nhà hầu như là trắng tay.
Ông Jumbe cho biết thêm việc làm là một trong những vấn đề khó khăn mà những người tị nạn trở về đang phải đối mặt.
Tại Libya, lao động nam chủ yếu là những công nhân không có nhiều kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc xây dựng, song ở những khu vực nghèo như Chad thì hầu như không có cơ hội cho họ. Điều này cũng có nghĩa là họ khó có khả năng có thể cung cấp đủ cho gia đình của họ.
Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất góp quỹ cho các dự án ở phía Bắc, còn Mỹ và Đức đóng góp cho các dự án của IOM ở một số khu vực khác tại Chad./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)