Ngày 23/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Đề án hỗ trợ nhân rộng triển khai cơ chế "một cửa," "một cửa liên thông" theo hướng hiện đại hóa tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện giai đoạn 2012-2015.
Tham gia hội thảo, tán thành việc tiếp tục triển khai đề án này, các đại biểu còn cho rằng, nên nâng mức chi từ 1,5 tỷ đồng/huyện theo dự thảo lên 2 tỷ đồng. Trước khi xây dựng phần mềm thống nhất áp dụng cho 200 huyện, Bộ Nội vụ khảo sát thực tế bởi lẽ hiện có không ít huyện đang áp dụng các phần mềm tự sáng tạo nhưng vẫn còn hiệu quả, do vậy nên giữ lại chứ chưa cần thay thế.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để báo cáo với Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, dự kiến đầu năm 2013 đề án sẽ được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Trong năm 2013 sẽ chuẩn bị xong các thủ tục, việc triển khai sẽ được bắt đầu từ năm 2014 đến cuối năm 2015. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 300 tỷ đồng, dành cho 200 huyện, mỗi huyện được chi 1,5 tỷ đồng.
Ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa," "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Thực hiện đề án này, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại 203 huyện (trên tổng số 699 quận huyện, thị xã, thành phố) đã được xây dựng theo mô hình chuẩn; được áp dụng thống nhất phần mềm điện tử dùng chung tại bộ phận "một cửa" để tra cứu thông tin như thủ tục hành chính, trạng thái hồ sơ...
Các lĩnh vực công việc giải quyết tại bộ phận "một cửa" phổ biến là xây dựng, tài nguyên-môi trường, tư pháp, đăng ký kinh doanh, công thương, nông nghiệp, tư pháp, lao động-thương binh-xã hội, giáo dục-đào tạo…
Năm 2011, bộ phận "một cửa" cấp huyện có số giao dịch lớn nhất là huyện Bến Lức, tỉnh Long An, với gần 113.000 giao dịch còn thấp nhất là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, với gần 650 giao dịch.
Hiện chưa có cuộc điều tra, khảo sát độc lập nào đánh giá chất lượng phục vụ và sự hài lòng của công dân, tổ chức đối với bộ phận "một cửa" cấp huyện trước và sau khi triển khai theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên theo khảo sát của Bộ Nội vụ, phần đông lãnh đạo, cán bộ, công chức Ủy ban Nhân dân huyện đều đánh giá cao kết quả của việc triển khai đề án nói trên. Điển hình như ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình này với nguyên tắc lãnh đạo đơn vị nào chậm trả kết quả, lãnh đạo đó phải có thư xin lỗi công dân, tổ chức. Mô hình này đã được nhân dân đồng tình, đánh giá cao./.
Tham gia hội thảo, tán thành việc tiếp tục triển khai đề án này, các đại biểu còn cho rằng, nên nâng mức chi từ 1,5 tỷ đồng/huyện theo dự thảo lên 2 tỷ đồng. Trước khi xây dựng phần mềm thống nhất áp dụng cho 200 huyện, Bộ Nội vụ khảo sát thực tế bởi lẽ hiện có không ít huyện đang áp dụng các phần mềm tự sáng tạo nhưng vẫn còn hiệu quả, do vậy nên giữ lại chứ chưa cần thay thế.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để báo cáo với Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, dự kiến đầu năm 2013 đề án sẽ được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Trong năm 2013 sẽ chuẩn bị xong các thủ tục, việc triển khai sẽ được bắt đầu từ năm 2014 đến cuối năm 2015. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 300 tỷ đồng, dành cho 200 huyện, mỗi huyện được chi 1,5 tỷ đồng.
Ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa," "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Thực hiện đề án này, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại 203 huyện (trên tổng số 699 quận huyện, thị xã, thành phố) đã được xây dựng theo mô hình chuẩn; được áp dụng thống nhất phần mềm điện tử dùng chung tại bộ phận "một cửa" để tra cứu thông tin như thủ tục hành chính, trạng thái hồ sơ...
Các lĩnh vực công việc giải quyết tại bộ phận "một cửa" phổ biến là xây dựng, tài nguyên-môi trường, tư pháp, đăng ký kinh doanh, công thương, nông nghiệp, tư pháp, lao động-thương binh-xã hội, giáo dục-đào tạo…
Năm 2011, bộ phận "một cửa" cấp huyện có số giao dịch lớn nhất là huyện Bến Lức, tỉnh Long An, với gần 113.000 giao dịch còn thấp nhất là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, với gần 650 giao dịch.
Hiện chưa có cuộc điều tra, khảo sát độc lập nào đánh giá chất lượng phục vụ và sự hài lòng của công dân, tổ chức đối với bộ phận "một cửa" cấp huyện trước và sau khi triển khai theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên theo khảo sát của Bộ Nội vụ, phần đông lãnh đạo, cán bộ, công chức Ủy ban Nhân dân huyện đều đánh giá cao kết quả của việc triển khai đề án nói trên. Điển hình như ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình này với nguyên tắc lãnh đạo đơn vị nào chậm trả kết quả, lãnh đạo đó phải có thư xin lỗi công dân, tổ chức. Mô hình này đã được nhân dân đồng tình, đánh giá cao./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)