Mùa phim Tết Nguyên đán năm Tân Mão là "sân chơi" của 3 phim Việt Nam gồm "Cô dâu đại chiến" của Công ty BHD; "Thiên sứ 99" của Hãng phim Phước Sang; phim 3D "Bóng ma học đường" của Hãng phim Thiên Ngân sản xuất bên cạnh một số phim nước ngoài.
Không thật mới mẻ trong nội dung nhưng 3 phim này đều đạt doanh thu phòng vé cao ngất ngưởng, có phim vẫn được tiếp tục trình chiếu ngay cả khi hết Tết. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng của dòng phim điện ảnh thương mại, giải trí ở Việt Nam.
Cả 3 phim đều chọn xu hướng hài hước là chủ đạo mặc dù thể hiện theo 3 hướng khác nhau. Phim 3D đầu tiên của Việt Nam "Bóng ma học đường" khai thác lối hài hước lồng ghép với yếu tố kinh dị để đề cập tới nạn bạo lực học đường với kinh phí sản xuất lên tới 20 tỷ đồng.
Phim "Thiên sứ 99" là câu chuyện của mẹ con nữ thần tình yêu trên con đường chinh phạt tình yêu với sự tham gia của dàn sao trẻ như Khổng Tú Quỳnh, Ngô Kiến Huy, Huỳnh Anh...
"Cô dâu đại chiến" do Victor Vũ làm đạo diễn được đánh giá là phim hấp dẫn nhất với câu chuyện của Thái - một anh chàng Don Juan hiện đại, giàu có, điển trai, "bắt cá" nhiều tay trong tình yêu để cuối cùng "trắng tay."
Sau thời gian ngắn công chiếu, các phim đều thu được doanh số rất đáng mừng. Phim 3D "Bóng ma học đường" thu về 25 tỷ đồng; phim "Thiên sứ 99" thu về 12 tỷ. Trong những ngày Tết, tất cả các phim đều ăn khách, nhiều buổi chiếu cháy vé.
"Cô dâu đại chiến" được đánh giá là "thắng đậm" nhất trong mùa phim Tết năm nay với kỷ lục 40.000 lượt người xem, doanh thu đạt 2,5-2,7 tỷ đồng bình quân trong mỗi ngày Tết, khách đông nhất là ở các rạp, cụm rạp ở Hà Nội từ ngày mùng 3 Tết. Nhờ đó, chỉ sau nửa tháng ra rạp, phim này đã thu về hơn 23 tỷ đồng với trên 500.000 lượt khán giả tới xem. Thừa thắng xông lên, BHD và các nhà đồng sản xuất quyết định kéo dài thời gian chiếu phim này đến ngày 11/3 ở một số rạp.
"Cô đâu đại chiến" cũng là phim nhận được nhiều lời khen ngợi nhất từ khán giả xem phim. Đạo diễn "khó tính" Lê Hoàng khẳng định đây là phim khá nhất trong 3 phim chiếu Tết. Cái khó nhất của người diễn viên là làm sao diễn cho cường điệu mà người xem vẫn chấp nhận được thì dàn diễn viên trong phim đều thể hiện tốt. Lê Hoàng cũng cho rằng: Phim đạt được doanh thu 23 tỷ đồng sau thời gian chiếu Tết là một tín hiệu mừng cho điện ảnh Việt Nam.
Bởi lẽ, nền điện ảnh Việt Nam còn yếu nhiều mặt, một trong những điểm yếu là không thu hút được người xem nên kinh phí sản xuất không được bù để nhà sản xuất có thể tái đầu tư.
Nhà văn Dương Bình Nguyên thì nhận xét đó là bộ phim hấp dẫn, có các yếu tố lôi cuốn khán giả. Điều này chứng tỏ người yêu điện ảnh Việt Nam còn rất nhiều và sẵn sàng bỏ tiền để xem một bộ phim mà họ đánh giá rằng rằng hấp dẫn và ý nghĩa. Vấn đề của nhà sản xuất là phải làm sao nắm bắt được tâm lý, thị hiếu người xem để cho ra mắt những bộ phim giải trí hấp dẫn.
Một cuộc tọa đàm về phim Tết năm 2011 sẽ diễn ra tại Trung tâm hỗ trợ tài năng điện ảnh thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam (22A Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào ngày 19/2. Cuộc tọa đàm nằm trong chương trình "Không gian điện ảnh" của Trung tâm tổ chức nhằm chia sẻ thông tin tới công chúng yêu điện ảnh Việt Nam về quá trình sản xuất, phát hành sản phẩm điện ảnh thương mại vào dịp Tết Nguyên đán.
Trên thực tế hoạt động điện ảnh Việt Nam hai năm qua, nhất là trong năm 2010 không chỉ có mùa phim Tết và mùa hè mà đã xuất hiện những phim ăn khách vào những thời điểm khác trong năm, mặc dù số lượng phim còn ít nhưng đã thu hút đông đảo khán giả tới rạp.
Trong năm 2010, có thể kể tới những bộ phim "trái mùa" gây tiếng vang cả về chất lượng lẫn doanh thu của điện ảnh Việt như phim "Để mai tính," "Giao lộ định mệnh," "Cánh đồng bất tận." Ngoài ra còn có các phim như "Long Thành cầm giả ca," "Khát vọng Thăng Long," "Vượt qua bến Thượng Hải," "Không cân sức"...
Đặc biệt là có phim "Em hiền như ma sơ" lần đầu tiên ra mắt khán giả vào Giáng sinh, thời điểm mà những năm trước hoàn toàn chỉ có phim nước ngoài chiếu ở các rạp phim từ Bắc vào Nam. Trong số các phim sản xuất năm 2010 còn có phim chưa ra rạp như 'Trung úy"...
Một số phim sản xuất trong năm qua dù nội dung phim còn nhiều điểm yếu, có phim còn gây nhiều tranh cãi nhưng đó cũng là cố gắng đáng khích lệ của các nhà làm phim Việt trong cuộc "đua" giành lại chỗ đứng trên thị trường điện ảnh nước nhà trước sự lấn át gần như hoàn toàn của phim ngoại nhập.../.
Không thật mới mẻ trong nội dung nhưng 3 phim này đều đạt doanh thu phòng vé cao ngất ngưởng, có phim vẫn được tiếp tục trình chiếu ngay cả khi hết Tết. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng của dòng phim điện ảnh thương mại, giải trí ở Việt Nam.
Cả 3 phim đều chọn xu hướng hài hước là chủ đạo mặc dù thể hiện theo 3 hướng khác nhau. Phim 3D đầu tiên của Việt Nam "Bóng ma học đường" khai thác lối hài hước lồng ghép với yếu tố kinh dị để đề cập tới nạn bạo lực học đường với kinh phí sản xuất lên tới 20 tỷ đồng.
Phim "Thiên sứ 99" là câu chuyện của mẹ con nữ thần tình yêu trên con đường chinh phạt tình yêu với sự tham gia của dàn sao trẻ như Khổng Tú Quỳnh, Ngô Kiến Huy, Huỳnh Anh...
"Cô dâu đại chiến" do Victor Vũ làm đạo diễn được đánh giá là phim hấp dẫn nhất với câu chuyện của Thái - một anh chàng Don Juan hiện đại, giàu có, điển trai, "bắt cá" nhiều tay trong tình yêu để cuối cùng "trắng tay."
Sau thời gian ngắn công chiếu, các phim đều thu được doanh số rất đáng mừng. Phim 3D "Bóng ma học đường" thu về 25 tỷ đồng; phim "Thiên sứ 99" thu về 12 tỷ. Trong những ngày Tết, tất cả các phim đều ăn khách, nhiều buổi chiếu cháy vé.
"Cô dâu đại chiến" được đánh giá là "thắng đậm" nhất trong mùa phim Tết năm nay với kỷ lục 40.000 lượt người xem, doanh thu đạt 2,5-2,7 tỷ đồng bình quân trong mỗi ngày Tết, khách đông nhất là ở các rạp, cụm rạp ở Hà Nội từ ngày mùng 3 Tết. Nhờ đó, chỉ sau nửa tháng ra rạp, phim này đã thu về hơn 23 tỷ đồng với trên 500.000 lượt khán giả tới xem. Thừa thắng xông lên, BHD và các nhà đồng sản xuất quyết định kéo dài thời gian chiếu phim này đến ngày 11/3 ở một số rạp.
"Cô đâu đại chiến" cũng là phim nhận được nhiều lời khen ngợi nhất từ khán giả xem phim. Đạo diễn "khó tính" Lê Hoàng khẳng định đây là phim khá nhất trong 3 phim chiếu Tết. Cái khó nhất của người diễn viên là làm sao diễn cho cường điệu mà người xem vẫn chấp nhận được thì dàn diễn viên trong phim đều thể hiện tốt. Lê Hoàng cũng cho rằng: Phim đạt được doanh thu 23 tỷ đồng sau thời gian chiếu Tết là một tín hiệu mừng cho điện ảnh Việt Nam.
Bởi lẽ, nền điện ảnh Việt Nam còn yếu nhiều mặt, một trong những điểm yếu là không thu hút được người xem nên kinh phí sản xuất không được bù để nhà sản xuất có thể tái đầu tư.
Nhà văn Dương Bình Nguyên thì nhận xét đó là bộ phim hấp dẫn, có các yếu tố lôi cuốn khán giả. Điều này chứng tỏ người yêu điện ảnh Việt Nam còn rất nhiều và sẵn sàng bỏ tiền để xem một bộ phim mà họ đánh giá rằng rằng hấp dẫn và ý nghĩa. Vấn đề của nhà sản xuất là phải làm sao nắm bắt được tâm lý, thị hiếu người xem để cho ra mắt những bộ phim giải trí hấp dẫn.
Một cuộc tọa đàm về phim Tết năm 2011 sẽ diễn ra tại Trung tâm hỗ trợ tài năng điện ảnh thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam (22A Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào ngày 19/2. Cuộc tọa đàm nằm trong chương trình "Không gian điện ảnh" của Trung tâm tổ chức nhằm chia sẻ thông tin tới công chúng yêu điện ảnh Việt Nam về quá trình sản xuất, phát hành sản phẩm điện ảnh thương mại vào dịp Tết Nguyên đán.
Trên thực tế hoạt động điện ảnh Việt Nam hai năm qua, nhất là trong năm 2010 không chỉ có mùa phim Tết và mùa hè mà đã xuất hiện những phim ăn khách vào những thời điểm khác trong năm, mặc dù số lượng phim còn ít nhưng đã thu hút đông đảo khán giả tới rạp.
Trong năm 2010, có thể kể tới những bộ phim "trái mùa" gây tiếng vang cả về chất lượng lẫn doanh thu của điện ảnh Việt như phim "Để mai tính," "Giao lộ định mệnh," "Cánh đồng bất tận." Ngoài ra còn có các phim như "Long Thành cầm giả ca," "Khát vọng Thăng Long," "Vượt qua bến Thượng Hải," "Không cân sức"...
Đặc biệt là có phim "Em hiền như ma sơ" lần đầu tiên ra mắt khán giả vào Giáng sinh, thời điểm mà những năm trước hoàn toàn chỉ có phim nước ngoài chiếu ở các rạp phim từ Bắc vào Nam. Trong số các phim sản xuất năm 2010 còn có phim chưa ra rạp như 'Trung úy"...
Một số phim sản xuất trong năm qua dù nội dung phim còn nhiều điểm yếu, có phim còn gây nhiều tranh cãi nhưng đó cũng là cố gắng đáng khích lệ của các nhà làm phim Việt trong cuộc "đua" giành lại chỗ đứng trên thị trường điện ảnh nước nhà trước sự lấn át gần như hoàn toàn của phim ngoại nhập.../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)