Hội thảo tác nghiệp trong "tình huống nóng" với sự tham dự của đông đảo đại diện các cơ quan báo chí, Tổng cục Phòng chống tội phạm, Bộ Công an, tổ chức chiều 3/8, tại Hà Nội.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, nhà báo Trần Đức Chính, Tổng Biên tập báo congluan.vn cho biết thời gian qua, hàng loạt vụ phóng viên, nhà báo bị hành hung gây thương tích khi đang tác nghiệp khiến dư luận phẫn nộ. Hành vi vi phạm pháp luật đó cần phải được nghiêm trị và cần được xử lý theo điều luật về "chống người thi hành công vụ."
Trong khi chờ các cơ quan liên quan đưa ra một chính sách hữu hiệu để bảo vệ nhà báo tác nghiệp, vẫn liên tục xảy ra ít nhất tám vụ cản trở, đe dọa, xúc phạm nhà báo trong ba tháng gần đây.
Vì vậy, hội thảo này nhằm giúp các nhà báo chủ động có những biện pháp, kỹ năng đối phó với các "tình huống nóng" để làm sao đảm bảo sự an toàn của bản thân mà công tác thông tin vẫn đạt hiệu quả cao.
Thông qua việc chia sẻ các kinh nghiệm khi tác nghiệp tại các "tình huống nóng" như thực hiện các phóng sự, phóng sự điều tra tại các bãi khai thác vàng, than, khoáng sản, tại các khu rừng bị lâm tặc tàn phá,... hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng nhà báo rất cần tự trang bị các kỹ năng, kiến thức pháp luật, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng,... để xây dựng kế hoạch chủ động đối phó với nguy hiểm.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục tham mưu, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Nguyễn Văn Lan đề xuất Hội Nhà báo và Bộ Công an nên phối hợp xây dựng Quy chế chung và thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ, xử lý kịp thời các vụ cản trở, hành hung nhà báo.
Hiện nay, nhiều tờ báo chưa có chính sách riêng cho phóng viên tác nghiệp ở "điểm nóng" mà hầu hết mới chỉ chấm nhuận bút cao hơn. Trong khi đó thực hiện các đề tài liên quan đến "điểm nóng" thường tốn công phu, có khi cả tháng mới viết được một bài, đòi hỏi phương tiện đắt tiền và tài liệu liên quan khó kiếm, rủi ro nghề nghiệp cao...
Vì thế, hội thảo cũng đề xuất các báo nên thành lập Quỹ Bảo hiểm rui ro. Trong các trường hợp cụ thể, lãnh đạo các báo cần có kế hoạch bọc lót, bảo vệ phóng viên bằng các biện pháp hiệu quả, tránh để phóng viên đơn độc.
Khi xảy ra vụ việc, cần tranh thủ sự ủng hộ của đồng nghiệp, bạn đọc rộng rãi, trong đó đề cao tính chính nghĩa của đề tài báo theo đuổi, ông Nguyễn Văn Lan nói./.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, nhà báo Trần Đức Chính, Tổng Biên tập báo congluan.vn cho biết thời gian qua, hàng loạt vụ phóng viên, nhà báo bị hành hung gây thương tích khi đang tác nghiệp khiến dư luận phẫn nộ. Hành vi vi phạm pháp luật đó cần phải được nghiêm trị và cần được xử lý theo điều luật về "chống người thi hành công vụ."
Trong khi chờ các cơ quan liên quan đưa ra một chính sách hữu hiệu để bảo vệ nhà báo tác nghiệp, vẫn liên tục xảy ra ít nhất tám vụ cản trở, đe dọa, xúc phạm nhà báo trong ba tháng gần đây.
Vì vậy, hội thảo này nhằm giúp các nhà báo chủ động có những biện pháp, kỹ năng đối phó với các "tình huống nóng" để làm sao đảm bảo sự an toàn của bản thân mà công tác thông tin vẫn đạt hiệu quả cao.
Thông qua việc chia sẻ các kinh nghiệm khi tác nghiệp tại các "tình huống nóng" như thực hiện các phóng sự, phóng sự điều tra tại các bãi khai thác vàng, than, khoáng sản, tại các khu rừng bị lâm tặc tàn phá,... hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng nhà báo rất cần tự trang bị các kỹ năng, kiến thức pháp luật, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng,... để xây dựng kế hoạch chủ động đối phó với nguy hiểm.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục tham mưu, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Nguyễn Văn Lan đề xuất Hội Nhà báo và Bộ Công an nên phối hợp xây dựng Quy chế chung và thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ, xử lý kịp thời các vụ cản trở, hành hung nhà báo.
Hiện nay, nhiều tờ báo chưa có chính sách riêng cho phóng viên tác nghiệp ở "điểm nóng" mà hầu hết mới chỉ chấm nhuận bút cao hơn. Trong khi đó thực hiện các đề tài liên quan đến "điểm nóng" thường tốn công phu, có khi cả tháng mới viết được một bài, đòi hỏi phương tiện đắt tiền và tài liệu liên quan khó kiếm, rủi ro nghề nghiệp cao...
Vì thế, hội thảo cũng đề xuất các báo nên thành lập Quỹ Bảo hiểm rui ro. Trong các trường hợp cụ thể, lãnh đạo các báo cần có kế hoạch bọc lót, bảo vệ phóng viên bằng các biện pháp hiệu quả, tránh để phóng viên đơn độc.
Khi xảy ra vụ việc, cần tranh thủ sự ủng hộ của đồng nghiệp, bạn đọc rộng rãi, trong đó đề cao tính chính nghĩa của đề tài báo theo đuổi, ông Nguyễn Văn Lan nói./.
Hoàng Hoa (TTXVN/Vietnam+)