Ngày 10/4, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Căn cứ Liên khu ủy 5, tại Bến Hiên-Bến Giằng, tỉnh Quảng Nam (1955-1960).”
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu, các chứng nhân lịch sử đã từng hoạt động tại Liên Khu ủy 5 trong thời kỳ kháng chiến.
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều tham luận, chứng cứ về quá trình hình thành và hoạt động của Liên khu ủy 5 trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1955-1960): Công tác Văn phòng Liên khu ủy những năm chống Mỹ; đồng chí Võ Chí Công với công tác chỉ đạo chiến trường Liên khu 5 từ 1955-1960; công tác tổ chức lực lượng bảo vệ Liên khu uỷ; Bến Hiên, những dấu ấn không quên; Lòng dân Bến Hiên với cách mạng; vén màn bí mật lịch sử Khu căn cứ Liên khu ủy 5 tại Tây Giang, Quảng Nam…
Nhìn chung, các đại biểu cùng những cứ liệu lịch sử đã cơ bản nhất trí về thời gian, quá trình di chuyển, chỉ đạo đấu tranh của Liên khu ủy 5 trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Tháng 4/1955, Trung ương chuyển các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế về Liên khu 5. Liên khu 5 trở thành một địa bàn rộng lớn từ vĩ tuyến 17 đến Đông Nam Bộ, bao gồm 14 tỉnh.
Cuối năm 1955, Liên khu ủy quyết định chuyển cơ quan từ phía tây Thừa Thiên-Huế vào miền núi phía tây Quảng Nam mà cụ thể là Bến Hiên. Do địch tăng cường đánh phá nên cơ quan Liên khu ủy đã nhiều lần di chuyển đến Bến Giằng và địa bàn một số xã miền núi phía tây Quảng Nam như A Vương, xã A Tiêng, xã Lăng…
Đúng vào tháng 1/1960, trùng vào dịp Tết Canh Tý, toàn bộ các cơ quan của Liên khu ủy chuyển đến địa điểm mới, kết thúc thời kỳ đặt cơ quan làm việc tại Bến Hiên-Bến Giằng. Việc chọn Bến Hiên-Bến Giằng để làm nơi làm việc, chỉ đạo phong trào đấu tranh từ cuối năm 1955 cho đến đầu năm 1960, Liên khu ủy 5 đã xác định rõ tầm quan trọng của căn cứ địa miền núi. Đây là nơi hội đủ các yếu tố như có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng núi non hiểm trở, thuận lợi đặt nơi làm việc và cho việc phát triển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị…
Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tại miền Nam. Chúng đã tàn bạo lê máy chém đi khắp miền Nam nhằm đàn áp phong trào cách mạng miền Nam. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Liên khu ủy 5 được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân dân Khu 5 đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong giai đoạn 1955-1960, quân và dân ta dưới sự chỉ đạo của Liên khu ủy 5 đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Trong thời gian được chọn làm nơi đứng chân, Bến Hiên-Bến Giằng đã biểu hiện đây là nơi hội đủ những yếu tố thuận lợi cho lãnh đạo Liên khu ủy 5 hoạt động, chỉ đạo quân và dân khu 5 chống giặc ngoại xâm.
Ông Sỹ cũng khẳng định việc nghiên cứu, thu thập tài liệu… nhằm xác định rõ các mốc thời gian, địa bàn hoạt động, tên gọi những địa điểm… trong thời gian này nhằm trả lại đúng vai trò lịch sử của căn cứ Liên khu ủy 5 tại Bến Hiên-Bến Giằng.
Đây không những là hành động tri ân đối với những con người đã từng chiến đấu, hoạt động tại đây mà còn tri ân đối với nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã từng tham gia cống hiến, phục vụ cách mạng. Qua đây, góp phần giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông./.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu, các chứng nhân lịch sử đã từng hoạt động tại Liên Khu ủy 5 trong thời kỳ kháng chiến.
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều tham luận, chứng cứ về quá trình hình thành và hoạt động của Liên khu ủy 5 trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1955-1960): Công tác Văn phòng Liên khu ủy những năm chống Mỹ; đồng chí Võ Chí Công với công tác chỉ đạo chiến trường Liên khu 5 từ 1955-1960; công tác tổ chức lực lượng bảo vệ Liên khu uỷ; Bến Hiên, những dấu ấn không quên; Lòng dân Bến Hiên với cách mạng; vén màn bí mật lịch sử Khu căn cứ Liên khu ủy 5 tại Tây Giang, Quảng Nam…
Nhìn chung, các đại biểu cùng những cứ liệu lịch sử đã cơ bản nhất trí về thời gian, quá trình di chuyển, chỉ đạo đấu tranh của Liên khu ủy 5 trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Tháng 4/1955, Trung ương chuyển các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế về Liên khu 5. Liên khu 5 trở thành một địa bàn rộng lớn từ vĩ tuyến 17 đến Đông Nam Bộ, bao gồm 14 tỉnh.
Cuối năm 1955, Liên khu ủy quyết định chuyển cơ quan từ phía tây Thừa Thiên-Huế vào miền núi phía tây Quảng Nam mà cụ thể là Bến Hiên. Do địch tăng cường đánh phá nên cơ quan Liên khu ủy đã nhiều lần di chuyển đến Bến Giằng và địa bàn một số xã miền núi phía tây Quảng Nam như A Vương, xã A Tiêng, xã Lăng…
Đúng vào tháng 1/1960, trùng vào dịp Tết Canh Tý, toàn bộ các cơ quan của Liên khu ủy chuyển đến địa điểm mới, kết thúc thời kỳ đặt cơ quan làm việc tại Bến Hiên-Bến Giằng. Việc chọn Bến Hiên-Bến Giằng để làm nơi làm việc, chỉ đạo phong trào đấu tranh từ cuối năm 1955 cho đến đầu năm 1960, Liên khu ủy 5 đã xác định rõ tầm quan trọng của căn cứ địa miền núi. Đây là nơi hội đủ các yếu tố như có vị trí chiến lược quan trọng, là vùng núi non hiểm trở, thuận lợi đặt nơi làm việc và cho việc phát triển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị…
Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tại miền Nam. Chúng đã tàn bạo lê máy chém đi khắp miền Nam nhằm đàn áp phong trào cách mạng miền Nam. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Liên khu ủy 5 được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân dân Khu 5 đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong giai đoạn 1955-1960, quân và dân ta dưới sự chỉ đạo của Liên khu ủy 5 đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Trong thời gian được chọn làm nơi đứng chân, Bến Hiên-Bến Giằng đã biểu hiện đây là nơi hội đủ những yếu tố thuận lợi cho lãnh đạo Liên khu ủy 5 hoạt động, chỉ đạo quân và dân khu 5 chống giặc ngoại xâm.
Ông Sỹ cũng khẳng định việc nghiên cứu, thu thập tài liệu… nhằm xác định rõ các mốc thời gian, địa bàn hoạt động, tên gọi những địa điểm… trong thời gian này nhằm trả lại đúng vai trò lịch sử của căn cứ Liên khu ủy 5 tại Bến Hiên-Bến Giằng.
Đây không những là hành động tri ân đối với những con người đã từng chiến đấu, hoạt động tại đây mà còn tri ân đối với nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã từng tham gia cống hiến, phục vụ cách mạng. Qua đây, góp phần giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông./.
Nguyễn Sơn (TTXVN)