Trong những ngày cận kề Rằm tháng Tám, nếu bạn muốn tìm những người bán tò he tại Hà Nội thì sẽ khó khăn hơn cả việc đi tìm mua một món đồ công nghệ cao thời thượng.
Tò he - thứ đồ chơi dân gian của trẻ em là những con giống ngộ nghĩnh được làm từ bột hấp chín, nhuộm mầu sặc sỡ, có thể vừa chơi vừa ăn được, đang ngày càng trở nên vắng bóng.
Dạo một vòng quanh công viên Thủ Lệ (Hà Nội), nơi mà chỉ vài năm trước đây được coi là “vương quốc tò he,” giờ đây cũng không còn mấy ai bán thứ đồ chơi truyền thống này. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm thấy được một người bán tò he tại một góc nhỏ khiêm tốn trong công viên.
Anh là Đặng Văn Thả, người làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đây là ngôi làng có truyền thống làm tò he nổi tiếng cách đây từ 300-600 năm. Có thời điểm gần như cả làng đi bán tò he rong ruổi khắp cả nước, nhưng tập trung đông nhất vẫn là Hà Nội.
Anh Thả tâm sự: “Trước đây, hầu như cả làng Xuân La làm nghề nặn tò he, nhưng gần đây, nhiều người đã chuyển sang làm nghề khác do ngày càng ít người mua tò. Hiện tại ở làng chỉ còn khoảng 10 hộ còn làm nghề.”
Hỏi lý do tại sao, anh nói: “Đồ chơi của Trung Quốc đang lấn át đồ chơi truyền thống của Việt Nam nên gần chục năm trở lại đây, việc bán tò he là hết sức khó khăn. Ngày cuối tuần cũng chỉ bán được từ 20-30 con, thu nhập không đáng bao nhiêu nhưng do yêu nghề, quý trẻ, tôi vẫn đi bán cho vui. Một phần tôi cũng muốn duy trì nghề nặn tò he cho thế hệ sau.”
Anh Thả vừa trò chuyện vừa nặn tò he, tay anh thoăn thoắt véo bột, chỉ một loáng đã ra hình hài của nhân vật. Việc kết hợp màu sắc sao cho sinh động là việc làm khó khăn nhất đòi hỏi nghệ nhân phải có đầu óc tưởng tượng rất linh hoạt và phong phú. Mỗi khi bán một con tò he cho một khách hàng nhỏ tuổi, anh luôn hỏi: “Cháu có thích không?”
Chúng tôi thắc mắc, tại sao anh toàn nặn hình siêu nhân, thủy thủ Mặt Trăng, Pokemo - những nhân vật chủ yếu xuất hiện trong phim hoạt hình của Nhật Bản? Anh cười bảo: “ Bây giờ bọn trẻ xem phim hoạt hình, đọc truyện tranh nhiều nên chúng có “thần tượng” của chúng. Mình cũng phải xem, phải đọc để biết hình dáng những nhân vật đó như thế nào để còn biết đường chiều lòng khách. Trước đây tôi chỉ nặn những con giống quen thuộc như trâu, gà, ngựa, dê… Giờ bọn trẻ tân tiến hơn, mình cũng phải theo.”
Hà Nội gần đây đã vắng bóng những xe tò he bán rong khiến thành phố mất đi một nét văn hóa dân gian độc đáo, gần gũi với lũ trẻ. Một thú chơi dân dã đầy bản sắc đã một thời tô điểm cho Hà Nội thêm cổ kính và giàu nhân văn.
Anh Thả nói: “Tò he giờ đây đang bị mai một không chỉ do đồ chơi của Trung Quốc lấn át, mà còn vì không có địa điểm bán hàng. Có lần tôi bán ở Bờ Hồ bị đuổi đi chỗ khác, lúc sau quay lại bán thì bị thu hết đồ nghề, xin mãi mới được trả lại. Đồ nghề thì có gì đâu, một chiếc xe đạp và một thùng gỗ nhỏ không chiếm diện tích, không gây ô nhiễm môi trường. Cũng vì lý do đó mà nhiều người làm tò he nản lòng không muốn lên Hà Nội bán nữa, họ xoay xở sang làm nghề khác để kiếm sống.”
Tò he không giống như những mặt hàng khác, không phải là thứ được sản xuất hàng loạt rồi bày bán trong các cửa hàng, nó là thứ đồ chơi được mua trực tiếp tại chỗ làm nên nếu không có địa điểm bán tò he thì người có nhu cầu sẽ chẳng biết tìm mua ở đâu. Thiết nghĩ, việc duy trì, bảo tồn và phát triển nghề nặn tò he là một việc làm hết sức chính đáng và cần thiết./.
Tò he - thứ đồ chơi dân gian của trẻ em là những con giống ngộ nghĩnh được làm từ bột hấp chín, nhuộm mầu sặc sỡ, có thể vừa chơi vừa ăn được, đang ngày càng trở nên vắng bóng.
Dạo một vòng quanh công viên Thủ Lệ (Hà Nội), nơi mà chỉ vài năm trước đây được coi là “vương quốc tò he,” giờ đây cũng không còn mấy ai bán thứ đồ chơi truyền thống này. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm thấy được một người bán tò he tại một góc nhỏ khiêm tốn trong công viên.
Anh là Đặng Văn Thả, người làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đây là ngôi làng có truyền thống làm tò he nổi tiếng cách đây từ 300-600 năm. Có thời điểm gần như cả làng đi bán tò he rong ruổi khắp cả nước, nhưng tập trung đông nhất vẫn là Hà Nội.
Anh Thả tâm sự: “Trước đây, hầu như cả làng Xuân La làm nghề nặn tò he, nhưng gần đây, nhiều người đã chuyển sang làm nghề khác do ngày càng ít người mua tò. Hiện tại ở làng chỉ còn khoảng 10 hộ còn làm nghề.”
Hỏi lý do tại sao, anh nói: “Đồ chơi của Trung Quốc đang lấn át đồ chơi truyền thống của Việt Nam nên gần chục năm trở lại đây, việc bán tò he là hết sức khó khăn. Ngày cuối tuần cũng chỉ bán được từ 20-30 con, thu nhập không đáng bao nhiêu nhưng do yêu nghề, quý trẻ, tôi vẫn đi bán cho vui. Một phần tôi cũng muốn duy trì nghề nặn tò he cho thế hệ sau.”
Anh Thả vừa trò chuyện vừa nặn tò he, tay anh thoăn thoắt véo bột, chỉ một loáng đã ra hình hài của nhân vật. Việc kết hợp màu sắc sao cho sinh động là việc làm khó khăn nhất đòi hỏi nghệ nhân phải có đầu óc tưởng tượng rất linh hoạt và phong phú. Mỗi khi bán một con tò he cho một khách hàng nhỏ tuổi, anh luôn hỏi: “Cháu có thích không?”
Chúng tôi thắc mắc, tại sao anh toàn nặn hình siêu nhân, thủy thủ Mặt Trăng, Pokemo - những nhân vật chủ yếu xuất hiện trong phim hoạt hình của Nhật Bản? Anh cười bảo: “ Bây giờ bọn trẻ xem phim hoạt hình, đọc truyện tranh nhiều nên chúng có “thần tượng” của chúng. Mình cũng phải xem, phải đọc để biết hình dáng những nhân vật đó như thế nào để còn biết đường chiều lòng khách. Trước đây tôi chỉ nặn những con giống quen thuộc như trâu, gà, ngựa, dê… Giờ bọn trẻ tân tiến hơn, mình cũng phải theo.”
Hà Nội gần đây đã vắng bóng những xe tò he bán rong khiến thành phố mất đi một nét văn hóa dân gian độc đáo, gần gũi với lũ trẻ. Một thú chơi dân dã đầy bản sắc đã một thời tô điểm cho Hà Nội thêm cổ kính và giàu nhân văn.
Anh Thả nói: “Tò he giờ đây đang bị mai một không chỉ do đồ chơi của Trung Quốc lấn át, mà còn vì không có địa điểm bán hàng. Có lần tôi bán ở Bờ Hồ bị đuổi đi chỗ khác, lúc sau quay lại bán thì bị thu hết đồ nghề, xin mãi mới được trả lại. Đồ nghề thì có gì đâu, một chiếc xe đạp và một thùng gỗ nhỏ không chiếm diện tích, không gây ô nhiễm môi trường. Cũng vì lý do đó mà nhiều người làm tò he nản lòng không muốn lên Hà Nội bán nữa, họ xoay xở sang làm nghề khác để kiếm sống.”
Tò he không giống như những mặt hàng khác, không phải là thứ được sản xuất hàng loạt rồi bày bán trong các cửa hàng, nó là thứ đồ chơi được mua trực tiếp tại chỗ làm nên nếu không có địa điểm bán tò he thì người có nhu cầu sẽ chẳng biết tìm mua ở đâu. Thiết nghĩ, việc duy trì, bảo tồn và phát triển nghề nặn tò he là một việc làm hết sức chính đáng và cần thiết./.
Quang Cường (TTXVN/Vietnam+)