Ngày 23/10, Tòa án Cairo về các vấn đề khẩn cấp đã quyết định hoãn xem xét đơn phúc thẩm của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) về phán quyết cấm hoạt động đối với tổ chức phi chính phủ (NGO) thuộc phong trào này.
Dự kiến, phiên tòa sẽ được tổ chức vào ngày 30/10 tới.
Trước đó, ngày 23/9, Tòa án Cairo đã quyết định cấm hoạt động đối với NGO của MB và tịch thu tài sản của các tổ chức liên quan đến phong trào Hồi giáo này, đồng thời ra lệnh thành lập một ủy ban độc lập để quản lý số tài sản này.
Tiếp đó, ngày 9/10, Bộ Đoàn kết xã hội Ai Cập đã chính thức giải tán NGO của MB. Theo Bộ trưởng Đoàn kết xã hội Ahmed al-Boraie, quyết định này được đưa ra theo các quy định trong điều luật về các NGO.
Theo đó, NGO do MB đăng ký hoạt động vào tháng Ba vừa qua đã có nhiều hành vi vi phạm, trong đó có việc sử dụng bạo lực, tàng trữ vũ khí tại trụ sở chính ở quận Moqattam ở Cairo, bắn đạn thật vào những người biểu tình phản đối cựu Tổng thống Mohamed Morsi tập trung bên ngoài địa điểm này khiến 9 người thiệt mạng và 91 người khác bị thương.
Ngoài ra, những người điều hành NGO của MB cũng nhiều lần vắng mặt khi được triệu tập nhằm làm rõ các cáo buộc nói trên.
Cùng ngày 23/10, Viện Công tố tại tỉnh Suez đã ra lệnh bắt giam 5 thành viên MB trong 15 ngày để điều tra về cáo buộc tham gia vào bạo lực tại tỉnh này.
Viện Công tố thành phố Mahmoudiya thuộc tỉnh Beheira cũng ra lệnh bắt giữ ông Mohamed al-Fallah, một lãnh đạo MB tại thị trấn Rashid trong 15 ngày, vì tội gây cản trở giao thông, kích động bạo lực và là thành viên một tổ chức bị cấm.
Ngoài ra, cơ quan trên cũng gia hạn tạm giam thêm 15 ngày đối với Samy al-Sheikh (Xa-mi An Sếch), thư ký của Đảng Tự do và Công lý tại Rashid, cùng hai lãnh đạo khác của MB là Ali al-Bambi và Kamal Aboul Enein, với cáo buộc phá hoại hòa bình và an ninh công cộng, sử dụng và kích động bạo lực, tiếp tay cho các đối tượng đốt phá các cơ quan công quyền.
Cũng trong ngày 23/10, Tổng công tố Ai Cập Hisham Barakat đã chuyển hồ sơ của cựu Bộ trưởng Thông tin Salah Abdel-Maqsoud sang tòa án hình sự để truy tố với cáo buộc sử dụng tài sản công sai mục đích.
Ông Abdel-Maqsoud là thành viên của MB, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thông tin trong nội các của Thủ tướng Hisham Qandil hồi tháng 8/2012.
Theo nhật báo Al Ahram do nhà nước quản lý, ông Abdel-Maqsoud hiện đang trốn lệnh truy nã, bị cáo buộc tham gia vụ đánh cắp hai xe truyền hình trong cuộc biểu tình ngồi của phe Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi, kéo dài từ ngày 28/6 đến 14/8 tại quảng trường Rabaa Al-Adawiya tại quận Nasr City ở Đông Bắc Cairo.
Theo điều tra, những người ủng hộ ông Morsi đã đánh cắp và sử dụng hai xe truyền hình thuộc Liên minh Phát thanh - Truyền hình Ai Cập (ERTU) để phát các hình ảnh cuộc biểu tình qua một kênh truyền hình vệ tinh.
Ông Abdel-Maqsoud bị cáo buộc đã từ chối rút hai xe truyền hình ra khỏi khu vực này mặc dù các phóng viên, quay phim và kỹ thuật viên đang bị những người biểu tình đe dọa.
Ngoài ra, ông Abdel-Maqsoud còn bị cáo buộc hợp tác với người phụ trách bộ phận phát sóng của ERTU, Amr Al-Khafeef - người đang đối mặt với cáo buộc tương tự.
Theo hồ sơ của Văn phòng Tổng công tố Ai Cập, vụ việc nói trên đã khiến ERTU bị thiệt hại khoảng 48 triệu bảng Ai Cập (gần 7 triệu USD)./.
Dự kiến, phiên tòa sẽ được tổ chức vào ngày 30/10 tới.
Trước đó, ngày 23/9, Tòa án Cairo đã quyết định cấm hoạt động đối với NGO của MB và tịch thu tài sản của các tổ chức liên quan đến phong trào Hồi giáo này, đồng thời ra lệnh thành lập một ủy ban độc lập để quản lý số tài sản này.
Tiếp đó, ngày 9/10, Bộ Đoàn kết xã hội Ai Cập đã chính thức giải tán NGO của MB. Theo Bộ trưởng Đoàn kết xã hội Ahmed al-Boraie, quyết định này được đưa ra theo các quy định trong điều luật về các NGO.
Theo đó, NGO do MB đăng ký hoạt động vào tháng Ba vừa qua đã có nhiều hành vi vi phạm, trong đó có việc sử dụng bạo lực, tàng trữ vũ khí tại trụ sở chính ở quận Moqattam ở Cairo, bắn đạn thật vào những người biểu tình phản đối cựu Tổng thống Mohamed Morsi tập trung bên ngoài địa điểm này khiến 9 người thiệt mạng và 91 người khác bị thương.
Ngoài ra, những người điều hành NGO của MB cũng nhiều lần vắng mặt khi được triệu tập nhằm làm rõ các cáo buộc nói trên.
Cùng ngày 23/10, Viện Công tố tại tỉnh Suez đã ra lệnh bắt giam 5 thành viên MB trong 15 ngày để điều tra về cáo buộc tham gia vào bạo lực tại tỉnh này.
Viện Công tố thành phố Mahmoudiya thuộc tỉnh Beheira cũng ra lệnh bắt giữ ông Mohamed al-Fallah, một lãnh đạo MB tại thị trấn Rashid trong 15 ngày, vì tội gây cản trở giao thông, kích động bạo lực và là thành viên một tổ chức bị cấm.
Ngoài ra, cơ quan trên cũng gia hạn tạm giam thêm 15 ngày đối với Samy al-Sheikh (Xa-mi An Sếch), thư ký của Đảng Tự do và Công lý tại Rashid, cùng hai lãnh đạo khác của MB là Ali al-Bambi và Kamal Aboul Enein, với cáo buộc phá hoại hòa bình và an ninh công cộng, sử dụng và kích động bạo lực, tiếp tay cho các đối tượng đốt phá các cơ quan công quyền.
Cũng trong ngày 23/10, Tổng công tố Ai Cập Hisham Barakat đã chuyển hồ sơ của cựu Bộ trưởng Thông tin Salah Abdel-Maqsoud sang tòa án hình sự để truy tố với cáo buộc sử dụng tài sản công sai mục đích.
Ông Abdel-Maqsoud là thành viên của MB, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thông tin trong nội các của Thủ tướng Hisham Qandil hồi tháng 8/2012.
Theo nhật báo Al Ahram do nhà nước quản lý, ông Abdel-Maqsoud hiện đang trốn lệnh truy nã, bị cáo buộc tham gia vụ đánh cắp hai xe truyền hình trong cuộc biểu tình ngồi của phe Hồi giáo ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi, kéo dài từ ngày 28/6 đến 14/8 tại quảng trường Rabaa Al-Adawiya tại quận Nasr City ở Đông Bắc Cairo.
Theo điều tra, những người ủng hộ ông Morsi đã đánh cắp và sử dụng hai xe truyền hình thuộc Liên minh Phát thanh - Truyền hình Ai Cập (ERTU) để phát các hình ảnh cuộc biểu tình qua một kênh truyền hình vệ tinh.
Ông Abdel-Maqsoud bị cáo buộc đã từ chối rút hai xe truyền hình ra khỏi khu vực này mặc dù các phóng viên, quay phim và kỹ thuật viên đang bị những người biểu tình đe dọa.
Ngoài ra, ông Abdel-Maqsoud còn bị cáo buộc hợp tác với người phụ trách bộ phận phát sóng của ERTU, Amr Al-Khafeef - người đang đối mặt với cáo buộc tương tự.
Theo hồ sơ của Văn phòng Tổng công tố Ai Cập, vụ việc nói trên đã khiến ERTU bị thiệt hại khoảng 48 triệu bảng Ai Cập (gần 7 triệu USD)./.
(TTXVN)