Toàn cảnh lễ rước "ông lợn" độc đáo ở làng La Phù dịp đầu Xuân mới

Tối ngày 13 tháng Giêng, 17 "ông lợn" nặng trên dưới 200 kg đã được rước tới đình để tế thành hoàng làng La Phù. Từ lâu, lễ hội này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân nơi đây.

Toàn cảnh lễ rước "ông lợn" độc đáo ở làng La Phù dịp đầu Xuân mới
IMG_4337.JPG
Chiều tối ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người dân làng La Phù lại tất bật trang trí, đưa rước các "ông lợn" đến đình làng để tưởng nhớ công ơn của Đức thành hoàng làng Tĩnh Quốc Tam Lang. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4315.JPG
Người dân địa phương háo hức khua chiêng múa trống để mở đường cho "ông lợn". (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4328.JPG
Hình ảnh múa lân của các thôn, xóm trong đoàn rước lợn. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4284.JPG
Những thanh niên trai tráng của làng La Phù đánh trống, dẫn đầu đoàn đưa rước "ông lợn" về. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4312.JPG
Các em nhỏ cũng được mặc những trang phục đầy màu sắc, đánh trống, phất cờ theo đoàn rước "ông lợn". (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4299.JPG
Vào ngày diễn ra hội rước, các "ông lợn" được tắm rửa sạch sẽ rồi mới làm thịt. Phần thân được đặt lên trên kiệu và trang trí thật đẹp. Nội tạng được xếp gọn vào một chiếc mâm, đậy lồng bàn ở bên dưới. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4333.JPG
Từng chi tiết trang trí trên "ông lợn" đều được sắp xếp khéo léo để thể hiện lòng thành của người dân địa phương dâng lên Đức thành hoàng làng. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4319.JPG
Mỗi "ông lợn" nặng trên dưới 200kg nên người khiêng vác đều phải là thanh niên trai tráng trong làng. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4325.JPG
Không chỉ dân địa phương mà hàng ngàn người từ nhiều nơi đổ về La Phù xem lễ rước lợn một năm mới có một lần. (Ảnh: Hồng Ngọc/ Vietnam+)
IMG_4332.JPG
Các "ông lợn" được che lọng, rước kiệu, trang trí đẹp mắt bằng hoa và giấy màu ở các vị trí như tai, mắt, mũi, đuôi, tứ chi. Những "ông lợn" đẹp nhất sẽ được đưa vào gian chính của đình làm lễ dâng tế. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4279.JPG
Người dân địa phương quan niệm "ông lợn" khi cho lên kiệu để tế lễ có dáng và da càng đẹp thì năm ấy làng càng gặp nhiều điều thuận lợi. Vì thế công đoạn chuẩn bị phải làm thật chỉn chu và thành tâm. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4297.JPG
Nhiều người dậy từ 3h sáng tất bật chuẩn bị cho lễ rước "ông lợn". Công đoạn trang trí "ông lợn" thường mất khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Riêng những tấm giấy màu, hoa, phụ kiện được người dân chuẩn bị trong suốt nửa tháng qua. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4302.JPG
Một điểm đặc biệt của các "ông lợn" là lớp màng mỡ được bóc ra để làm áo choàng. Lớp màng mỡ mỏng nhưng liên kết, không rách thể hiện sự dụng công và cẩn thận của người trang trí tế lễ. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4306.JPG
Đại diện gia đình có "ông lợn" được chọn đang cảm thấy rất vinh dự và tự hào. Năm nay, làng La Phù có 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn tham gia lễ rước vào đình để tế thành hoàng làng. (Ảnh: Hồng Ngọc/Vietnam+)
IMG_4335.JPG
Việc tế lễ thành hoàng làng sẽ được thực hiện từ lúc 21 giờ đến 1 - 2 giờ sáng. Sau khi tế lễ xong, tới sáng 14 tháng Giêng, "ông lợn" sẽ được đưa về các thôn, xóm để chia cho người dân. (Ảnh: Hồng Ngọc/ Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục