Tên ông là Sedgwick D. Tourison Jr., nguyên là sĩ quan thẩm vấn thuộc Cơ quan tình báo quân đội Mỹ, cựu nhân viên thuộc ủy ban đặc biệt về vấn đề người Mỹ mất tích, tù binh chiến tranh của Thượng viện Mỹ.
Tôi biết ông Tourison, người còn có một cái tên Việt Nam là Lê Văn Tùng, tại một số buổi tiệc do Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức.
Khi biết chúng tôi có ý định thực hiện một loạt bài phỏng vấn các cựu chiến binh Mỹ nhân dịp 35 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, ông đã vui vẻ nhận lời.
Một phần vì công việc bận rộn và một phần vì lý do sức khỏe của ông nên cho mãi tận đầu tháng 4 này chúng tôi mới thực hiện được cuộc trò chuyện tại nhà riêng của ông trong một khu phố yên tĩnh ở bang Maryland, Mỹ.
Trong ngôi nhà nhỏ được bày biện ngăn nắp với những vật dụng trang trí theo kiểu đặc trưng của một gia đình Mỹ, bên tách càphê mang nhãn hiệu Trung Nguyên của Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở và chân tình với ông.
Ông Tourison cho biết ông đã hai lần sang tham chiến tại miền Nam Việt Nam, thuộc các giai đoạn 1961-1963; 1965-1967, và một thời kỳ ở Lào giai đoạn 1971-1974.
Trong thời gian ở Việt Nam ông đã gặp và cưới một người phụ nữ Việt gốc Hoa và cho đến nay sau hơn 40 năm chung sống, ông bà đã có ba người con trai, tất cả đều đã có gia đình và thành đạt.
Ông nói rằng có một sự kiện từ thời chiến làm ông rất đau buồn và đôi khi vẫn ám ảnh ông cho tới tận ngày hôm nay. Đó là vào khoảng năm 1973, ông được lệnh điều động sang Phnom Penh để thực hiện các cuộc thẩm vấn một số giải phóng quân Việt Nam bị bắt giam ở đó.
Sau này, ông mới biết rằng tất cả những người này đã bị giết sau đó.
Khi nhắc tới điều này, giọng ông chùng xuống và đôi mắt như ngấn lệ.
Theo lời ông Tourison, vào những năm đầu tiên sau khi cuộc chiến kết thúc, ông không muốn quay trở lại những chiến trường mà ông đã từng tham gia. Lý do là rất nhiều cựu chiến binh Mỹ gặp những vấn đề rắc rối về mặt tâm thần, những gì mà họ đã được nghe thấy, nhìn thấy từ thời chiến tranh.
Mặt khác, cũng có nhiều bạn bè khuyên ông rằng khi tới Việt Nam ông không nên nói nhiều về quá khứ vì hiện ở Việt Nam vẫn còn nhiều người buồn lắm, mất con, mất cha và hiện giờ hài cốt vẫn tìm chưa được.
Nhưng rồi tháng 10/2005, ông đã quyết định trở lại Việt Nam với sự giúp đỡ của Trung tâm Việt Nam thuộc trường Đại học Công nghệ Texas.
"Nhưng trên thực tế khác hoàn toàn," giọng ông sôi nổi trở lại. "Nhìn chung người dân Việt Nam đã không còn giữ hận thù trong lòng nữa, họ mong muốn khép lại quá khứ đau thương của thời chiến tranh. Tôi đã có dịp đến Nhà xuất bản Công an nhân dân và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Tại những nơi này, mọi người đều nói rằng tôi là người Mỹ đầu tiên được phép vào cơ quan và tôi đã được mọi người đón tiếp một cách niềm nở. Tôi cảm thấy những lo sợ của bản thân tôi đã sai."
Khi được hỏi về cảm nhận của ông ra sao khi ông trở lại những nơi mà ông đã từng tham chiến và gặp gỡ những người đã từng ở bên kia chiến tuyến, ông nói: "Cảm nhận của tôi là người dân nơi đây có đủ khả năng phân biệt giữa nỗi buồn mất con, mất cháu, mất người thân và hoàn cảnh hiện tại, tôi cảm nhận được ở họ có sự tha thứ và không một ai có thái độ thù hận đối với tôi."
Trong cuộc trò chuyện, đã đôi lần ông nói với tôi rằng cuộc chiến ở Việt Nam đã không nên xảy ra. "Đại đa số các cựu chiến binh Mỹ muốn bỏ qua tất cả những gì đã xảy ra trên 30 năm trước đây. Thật sự là như vậy. Chúng tôi cố xóa đi trong trí nhớ của mình những ký ức buồn về cuộc chiến đó."
Ông tâm sự rằng ông đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng vợ chồng ông có cảm tình đặc biệt với thủ đô Hà Nội.
"Vợ chồng chúng tôi đã nhận thủ đô của Việt Nam làm ngôi nhà thứ hai, và tôi cũng nghĩ rằng nếu tôi trở lại Việt Nam sớm hơn thì tôi sẽ vui vẻ hơn, bỏ qua những thù hận trong người. Người dân Hà Nội rất vui vẻ, hiếu khách, xã hội có kỷ luật, tuy nhiên, vấn đề giao thông đi lại hơi khó khăn, lộn xộn."
Khi được hỏi lý do tại sao lại say mê Hà Nội thì ông nói rằng rất khó có thể trả lời. Ông cũng cho biết mỗi lần trở lại Việt Nam, ông đều thấy có một sự phát triển và thay đổi rõ ràng từng ngày.
Khi nói về quan hệ Mỹ-Việt, ông Tourison nói: "Năm nay tôi đã 70 tuổi rồi và tôi vẫn muốn tìm một công việc gì đó để có thể giúp cho quan hệ Mỹ-Việt. Hiện nay cả hai nước đều đang cố gắng xây dựng mối quan hệ mới. Nhiều cựu binh Mỹ mong muốn mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp hơn. Tôi vẫn chưa rõ. Tôi vẫn đang đi tìm con đường của mình"./.
Tôi biết ông Tourison, người còn có một cái tên Việt Nam là Lê Văn Tùng, tại một số buổi tiệc do Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức.
Khi biết chúng tôi có ý định thực hiện một loạt bài phỏng vấn các cựu chiến binh Mỹ nhân dịp 35 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, ông đã vui vẻ nhận lời.
Một phần vì công việc bận rộn và một phần vì lý do sức khỏe của ông nên cho mãi tận đầu tháng 4 này chúng tôi mới thực hiện được cuộc trò chuyện tại nhà riêng của ông trong một khu phố yên tĩnh ở bang Maryland, Mỹ.
Trong ngôi nhà nhỏ được bày biện ngăn nắp với những vật dụng trang trí theo kiểu đặc trưng của một gia đình Mỹ, bên tách càphê mang nhãn hiệu Trung Nguyên của Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở và chân tình với ông.
Ông Tourison cho biết ông đã hai lần sang tham chiến tại miền Nam Việt Nam, thuộc các giai đoạn 1961-1963; 1965-1967, và một thời kỳ ở Lào giai đoạn 1971-1974.
Trong thời gian ở Việt Nam ông đã gặp và cưới một người phụ nữ Việt gốc Hoa và cho đến nay sau hơn 40 năm chung sống, ông bà đã có ba người con trai, tất cả đều đã có gia đình và thành đạt.
Ông nói rằng có một sự kiện từ thời chiến làm ông rất đau buồn và đôi khi vẫn ám ảnh ông cho tới tận ngày hôm nay. Đó là vào khoảng năm 1973, ông được lệnh điều động sang Phnom Penh để thực hiện các cuộc thẩm vấn một số giải phóng quân Việt Nam bị bắt giam ở đó.
Sau này, ông mới biết rằng tất cả những người này đã bị giết sau đó.
Khi nhắc tới điều này, giọng ông chùng xuống và đôi mắt như ngấn lệ.
Theo lời ông Tourison, vào những năm đầu tiên sau khi cuộc chiến kết thúc, ông không muốn quay trở lại những chiến trường mà ông đã từng tham gia. Lý do là rất nhiều cựu chiến binh Mỹ gặp những vấn đề rắc rối về mặt tâm thần, những gì mà họ đã được nghe thấy, nhìn thấy từ thời chiến tranh.
Mặt khác, cũng có nhiều bạn bè khuyên ông rằng khi tới Việt Nam ông không nên nói nhiều về quá khứ vì hiện ở Việt Nam vẫn còn nhiều người buồn lắm, mất con, mất cha và hiện giờ hài cốt vẫn tìm chưa được.
Nhưng rồi tháng 10/2005, ông đã quyết định trở lại Việt Nam với sự giúp đỡ của Trung tâm Việt Nam thuộc trường Đại học Công nghệ Texas.
"Nhưng trên thực tế khác hoàn toàn," giọng ông sôi nổi trở lại. "Nhìn chung người dân Việt Nam đã không còn giữ hận thù trong lòng nữa, họ mong muốn khép lại quá khứ đau thương của thời chiến tranh. Tôi đã có dịp đến Nhà xuất bản Công an nhân dân và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Tại những nơi này, mọi người đều nói rằng tôi là người Mỹ đầu tiên được phép vào cơ quan và tôi đã được mọi người đón tiếp một cách niềm nở. Tôi cảm thấy những lo sợ của bản thân tôi đã sai."
Khi được hỏi về cảm nhận của ông ra sao khi ông trở lại những nơi mà ông đã từng tham chiến và gặp gỡ những người đã từng ở bên kia chiến tuyến, ông nói: "Cảm nhận của tôi là người dân nơi đây có đủ khả năng phân biệt giữa nỗi buồn mất con, mất cháu, mất người thân và hoàn cảnh hiện tại, tôi cảm nhận được ở họ có sự tha thứ và không một ai có thái độ thù hận đối với tôi."
Trong cuộc trò chuyện, đã đôi lần ông nói với tôi rằng cuộc chiến ở Việt Nam đã không nên xảy ra. "Đại đa số các cựu chiến binh Mỹ muốn bỏ qua tất cả những gì đã xảy ra trên 30 năm trước đây. Thật sự là như vậy. Chúng tôi cố xóa đi trong trí nhớ của mình những ký ức buồn về cuộc chiến đó."
Ông tâm sự rằng ông đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng vợ chồng ông có cảm tình đặc biệt với thủ đô Hà Nội.
"Vợ chồng chúng tôi đã nhận thủ đô của Việt Nam làm ngôi nhà thứ hai, và tôi cũng nghĩ rằng nếu tôi trở lại Việt Nam sớm hơn thì tôi sẽ vui vẻ hơn, bỏ qua những thù hận trong người. Người dân Hà Nội rất vui vẻ, hiếu khách, xã hội có kỷ luật, tuy nhiên, vấn đề giao thông đi lại hơi khó khăn, lộn xộn."
Khi được hỏi lý do tại sao lại say mê Hà Nội thì ông nói rằng rất khó có thể trả lời. Ông cũng cho biết mỗi lần trở lại Việt Nam, ông đều thấy có một sự phát triển và thay đổi rõ ràng từng ngày.
Khi nói về quan hệ Mỹ-Việt, ông Tourison nói: "Năm nay tôi đã 70 tuổi rồi và tôi vẫn muốn tìm một công việc gì đó để có thể giúp cho quan hệ Mỹ-Việt. Hiện nay cả hai nước đều đang cố gắng xây dựng mối quan hệ mới. Nhiều cựu binh Mỹ mong muốn mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp hơn. Tôi vẫn chưa rõ. Tôi vẫn đang đi tìm con đường của mình"./.
Khắc Hiếu (Báo Tin Tức/Vietnam+)