Phát biểu tại một buổi lễ thông báo quyết định trên, Tổng thống chính quyềnchuyển tiếp Andry Rajoelina tuyên bố: "Ông Beriziky được chỉđịnh lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp dân tộc vì ông là một người yêu nước, đồngthời có khả năng điều hành các thể chế và thương lượng với các nhà viện trợ."
Về phần mình, tân Thủ tướng Beriziky, 61 tuổi, cho biết: "Nhiệm vụ của tôi sẽ làđưa đất nước trở lại trật tự theo hiến pháp thông qua các cuộc bầu cử tự do vàminh bạch, được mọi người chấp nhận."
Trong phản ứng của mình, các đại diện của Tổng thống bị lật đổ MarcRavalomanana bày tỏ không chấp nhận sự lựa chọn của ông Rajoelina và bỏra khỏi phòng họp. Họ cho rằng theo thỏa thuận hòa bình do Cộng đồng Phát triểnmiền Nam châu Phi (SADC) đề xướng, Thủ tướng không được là người của nhóm chínhtrị ủng hộ Tổng thống chuyển tiếp. Trong khi đó, ông Beriziky là thành viên đảngLãnh tụ Fanilo, đảng tham gia nhóm chính trị ủng hộ ôngRajoelina.
Tình hình tại Madagascar đã trở nên căng thẳng kể từ đầu năm 2009 khi ôngRajoelina lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính được quân độihậu thuẫn nhằm lật đổ Tổng thống Marc Ravalomanana.
Giới đầu tư nước ngoài tỏ raquan ngại và rút dần vốn khỏi Madagascar, khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởngnghiêm trọng. Liên minh châu Phi (AU) cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạtđảo quốc này.
Sau cuộc đảo chính, SADC đã đề xuất một lộ trình hòa bình, theo đóchỉ định Thủ tướng trước ngày 1/11 và thành lập một chính phủ chuyển tiếp và mộtquốc hội chuyển tiếp trước ngày 17/11.
Ngày 30/11, quốc hội chuyển tiếp sẽ phêchuẩn lộ trình hòa bình nhằm tổ chức tổng tuyển cử./.