Tổng thống Trump chỉ trích Apple không giúp FBI mở khóa iPhone

Trong bài đăng Twitter, ông Trump tuyên bố Apple đang từ chối thực hiện nghĩa vụ yêu nước của mình để mở khóa hai chiếc iPhone có liên quan đến vụ nổ súng ở Penacola, Florida.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đăng một tweet trên tài khoản Twitter, trong một động thái được cho là "đổ thêm dầu vào lửa" trong cuộc tranh cãi giữa Bộ Tư pháp Mỹ và Apple về việc mở khóa hai chiếc iPhone của nghi phạm vụ nổ súng vào tháng trước tại một căn cứ hải quân ở Penacola, Florida.

Trong bài đăng Twitter, ông Trump tuyên bố Apple đang từ chối thực hiện nghĩa vụ yêu nước của mình để mở khóa hai chiếc iPhone có liên quan đến vụ nổ súng.

"Chúng ta đang giúp Apple tất cả thời điểm về thương mại và rất nhiều vấn đề khác, nhưng họ từ chối mở khóa điện thoại được sử dụng bởi những kẻ giết người, buôn bán ma túy và các yếu tố tội phạm bạo lực khác. Họ sẽ phải bước lên phía trước và giúp đỡ đất nước tuyệt vời của chúng ta. Ngay bây giờ! Hãy làm lại cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" - dòng Tweet của ông Trump.

[Giám đốc Apple: "Phần mềm cửa sau không giúp chống được tội phạm"]

Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã cáo buộc Apple cung cấp sự trợ giúp đáng kể nào cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong việc mở khóa điện thoại của nghi phạm.

Trong khi đó, Apple tuyên bố rằng họ đã liên tục hỗ trợ FBI với điện thoại vụ Pensacola, bằng cách cung cấp dữ liệu được sao lưu từ điện thoại đến máy chủ iCloud và thông tin tài khoản.

Apple cũng cho biết họ đã bàn giao hàng gigabyte dữ liệu cho các nhà điều tra và đã trả lời từng yêu cầu trong vài giờ.

Apple nói rằng FBI dường như hài lòng với việc hỗ trợ trên cho đến tám ngày trước, và FBI "chỉ thông báo cho chúng tôi vào ngày 6 /1 rằng họ cần hỗ trợ thêm - một tháng sau khi vụ tấn công xảy ra."

Vào năm 2016, Apple đã từ chối công khai mở khóa iPhone của một trong những nghi phạm vụ nổ súng đãm máu ở San Bernadino, dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài, kết thúc bằng việc cơ quan chức năng Mỹ phải chấp nhận trả tiền cho công ty bên thứ ba để có một công cụ đột nhập vào iPhone và một phần vì các nhà điều tra có thể tự tìm mật khẩu.

Một cuộc thăm dò vào thời điểm đó cho thấy hầu hết người Mỹ tin rằng Apple nên tuân thủ các yêu cầu của FBI, mặc dù đa số hiểu rằng điều đó có thể làm cho dữ liệu cá nhân của họ kém an toàn hơn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục