
Cấm đường tại các vị trí nguy hiểm do mưa lũ ở khu vực Trung Bộ
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị của ngành phải chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, bố trí máy móc, thiết bị và nhân lực ở những vị trí trọng yếu do mưa lũ ở khu vực Trung Bộ.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị của ngành phải chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, bố trí máy móc, thiết bị và nhân lực ở những vị trí trọng yếu do mưa lũ ở khu vực Trung Bộ.
Trước tình hình mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ ở khu vực Trung Bộ, Thủ tướng ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ tại đây.
Dự báo từ ngày 26-28/11 tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường tại Thừa Thiên-Huế, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, sáng 25/11, UBND huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, di dời 43 hộ dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi tạm trú an toàn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết do ảnh hưởng mưa lớn những ngày qua gây ngập úng cục bộ nhiều nơi, có 4.681 học sinh trên địa bàn phải nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Từ 21 giờ 30 ngày 5/11 đến 2 giờ 30 ngày 6/11, các tỉnh từ Hà Tĩnh-Quảng Ngãi tiếp tục có mưa, với lượng mưa tích lũy phổ biến ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế từ 20-30mm, có nơi trên 70mm....
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang mong muốn người dân vùng lũ khẩn trương khắc phục hậu quả với tinh thần nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó, sớm ổn định sinh hoạt và đời sống.
Sáng 1/11, nước đã rút, với sự hỗ trợ của lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an, Quân sự, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Những trận mưa lớn liên tục trong những ngày qua làm đất rừng ở nhiều khu vực miền núi huyện Hướng Hóa và Đakrông của tỉnh Quảng Trị, bị sạt lở, đe dọa cuộc sống người dân.
Tỉnh Quảng Bình yêu cầu huyện Minh Hóa và các đơn vị liên quan khẩn trương di dời toàn bộ 40 hộ dân dưới chân đồi cây Sường đến nơi an toàn khi có mưa, lũ do nguy cơ xảy ra sạt lở đất.
Ngay sau khi phát hiện sự cố, UBND huyện Vĩnh Lộc đã chỉ đạo xã Vĩnh An cùng lực lượng bộ đội, công an triển khai phương án “4 tại chỗ,” huy động các lực lượng chức năng và nhân dân khắc phục.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, mực nước lũ các sông lên cao, các địa phương ở Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho người dân.
Do mức nước ở các sông lên nhanh, gây ngập lụt vùng hạ du, chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt, sạt lở đất.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to đến rất to khiến nhiều tuyến đường giao thông cùng một số khu dân cư ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ và Nghi Xuân bị ngập lụt.
Nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước tại nhiều ngầm, tràn bị ngập. Nhiều trường hợp người dân bị nước lũ cuốn trôi khi di chuyển qua những đoạn đường ngập nước, có dòng chảy mạnh.
Dự báo tác động của mưa lớn, có khả năng gây ra lũ, lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông, suối nhỏ ở A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà...
Dự báo, những tháng đầu năm 2024, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 95%; đến khoảng tháng 3-5/2024, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức từ 60-85%.
Sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền huyện Minh Long và xã Thanh An cùng lực lượng chức năng đã kịp thời đến hiện trường kiểm tra; căng dây đặt biển cảnh báo cấm người dân và phương tiện qua lại.
Mưa lũ từ ngày 13/11 đã khiến địa bàn tỉnh Quảng Trị có trên 3.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước, 3 người thiệt mạng, thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu cũng như các công trình giao thông.
Tình hình ngập lụt xảy ra ở nhiều địa phương ở Bình Định, nhưng chủ yếu xảy ra ở vùng hạ lưu sông Kôn ở thị xã An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát và huyện Hoài Ân.
Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế gửi công văn đến các cơ quan, ban ngành ở tỉnh hoãn tổ chức các hoạt động kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) để tập trung khắc phục bão lụt.
Ban Chỉ huy Phòng thủ Dân sự, Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của Bộ Công Thương vừa có Công điện hỏa tốc số 8131/CĐ-PCTT về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, lũ ở khu vực Trung Bộ.
Đến chiều 16/11, các điểm sạt lở trên đèo Violak được khắc phục bước một, giao thông trên tuyến đã thông suốt trở lại nhưng khu vực vẫn có mưa lớn, nguy cơ tiếp tục sạt lở núi trên tuyến là rất cao.
Những ngày qua, mưa lớn đã xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên-Huế và Bình Định làm nhiều nhà dân bị ngập, sạt lở đất, gây thiệt hại về tài sản, đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng, học sinh phải nghỉ học.
Đêm 16/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó đến Trung Trung Bộ; từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm.
Mưa lớn kéo dài khiến hàng nghìn ngôi nhà tại vùng trũng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ngập sâu trong nước, buộc chính quyền địa phương phải tiến hành di dời người dân đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài từ tối 14/11 đến sáng 15/11 đã làm nhiều khu vực tại tỉnh Ninh Thuận và Thừa Thiên-Huế ngập sâu trong nước.
Theo dự báo, từ ngày 14-16/11, khu vực miền Trung tiếp tục có mưa to đến rất to, trong đó các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có mưa từ 200-400mm, có nơi trên 600mm.
Tại Quảng Trị, mưa to trong 24 giờ qua đã khiến hơn 1.259 nhà bị ngập, 3 người bị mất tích; hiện các lực lượng đang tập trung tìm kiếm người mất tích, khắc phục hậu quả mưa lớn.
Trong đợt mưa lớn này, vùng thấp trũng của huyện Cam Lộ bị thiệt hại nặng nhất khi có tới 1.062 nhà dân bị ngập sâu từ 0,6-0,8m tập trung ở các xã: Cam Tuyền, Cam Hiếu, Cam Thủy.