Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết Tập đoàn dầu mỏ Total của Pháp đồng ý trả 28 triệu USD cho nước này để giành quyền khai thác dầu ở ngoài khơi Campuchia thuộc Vịnh Thái Lan.
Campuchia đã thông báo quyết định của họ trong tháng 7 năm ngoái nhằm trao cho Total quyền nghiên cứu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở vùng biển ngoài khơi Campuchia có tên là Block 3, song không tiết lộ số tiền mà Total phải trả cho nghiên cứu dầu mỏ giai đoạn đầu tại khu vực này.
Phát biểu tại cuộc gặp giữa chính phủ với khu vực tư nhân, ông Hun Sen cho biết Total chào giá cao nhất trong số các công ty tham gia đấu thầu và 8 triệu Total đưa trước sẽ được dành cho một quỹ xã hội. Total sẽ trả sau 20 triệu USD khi họ bắt đầu hoạt động khoan dầu.
Cũng tại cuộc gặp, Thủ tướng Campuchia đã phủ nhận thông tin cho rằng Tập đoàn khai mỏ BHP Billiton liên doanh Anh-Australia đã đưa một khoản hối lộ lớn để giành hợp đồng khai thác dầu khí tại Campuchia, ông cho biết đây đơn thuần là đóng góp cho một quỹ xã hội và Total cũng làm tương tự.
Sau khi phát hiện thấy dầu mỏ hồi năm 2005, Campuchia đã nhanh chóng trở thành quốc gia có tiềm năng dầu khí trong khu vực. Tuy nhiên, sản xuất dầu mỏ tại đây bị ngưng trệ do Chính phủ Campuchia và Chevron không đạt được sự nhất trí về chia sẻ nguồn thu.
Đầu tháng này, ông Hun Sen cho biết sẽ ngừng hợp đồng với Chevron nếu tập đoàn năng lượng của Mỹ này chưa bắt đầu được hoạt động khai thác ở khu vực ngoài khơi Campuchia vào cuối năm 2012./.
Campuchia đã thông báo quyết định của họ trong tháng 7 năm ngoái nhằm trao cho Total quyền nghiên cứu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở vùng biển ngoài khơi Campuchia có tên là Block 3, song không tiết lộ số tiền mà Total phải trả cho nghiên cứu dầu mỏ giai đoạn đầu tại khu vực này.
Phát biểu tại cuộc gặp giữa chính phủ với khu vực tư nhân, ông Hun Sen cho biết Total chào giá cao nhất trong số các công ty tham gia đấu thầu và 8 triệu Total đưa trước sẽ được dành cho một quỹ xã hội. Total sẽ trả sau 20 triệu USD khi họ bắt đầu hoạt động khoan dầu.
Cũng tại cuộc gặp, Thủ tướng Campuchia đã phủ nhận thông tin cho rằng Tập đoàn khai mỏ BHP Billiton liên doanh Anh-Australia đã đưa một khoản hối lộ lớn để giành hợp đồng khai thác dầu khí tại Campuchia, ông cho biết đây đơn thuần là đóng góp cho một quỹ xã hội và Total cũng làm tương tự.
Sau khi phát hiện thấy dầu mỏ hồi năm 2005, Campuchia đã nhanh chóng trở thành quốc gia có tiềm năng dầu khí trong khu vực. Tuy nhiên, sản xuất dầu mỏ tại đây bị ngưng trệ do Chính phủ Campuchia và Chevron không đạt được sự nhất trí về chia sẻ nguồn thu.
Đầu tháng này, ông Hun Sen cho biết sẽ ngừng hợp đồng với Chevron nếu tập đoàn năng lượng của Mỹ này chưa bắt đầu được hoạt động khai thác ở khu vực ngoài khơi Campuchia vào cuối năm 2012./.
Trang Nhung (Vietnam+)