Ngày 12/12, Trung tâm xúc tiến Thương mại-Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản,” đây là sự kiện thuộc chuỗi chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng và thị trường xuất khẩu mới.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp cho doanh nghiệp, những kiến thức, kỹ năng trong giao thương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản được đánh giá là một thị trường lớn và có mức độ cạnh tranh rất gay gắt, ngoài hệ thống thuế, hải quan, quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu…, luật pháp Nhật Bản cũng đòi hỏi phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để bảo đảm an toàn và y tế cho người dân.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS), mặc dù là hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện nhưng được áp dụng rộng rãi cho các đồ uống, sản phẩm chế biến, lâm sản và mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản, các sản phẩm chế biến có nguồn gốc nông–lâm–thủy sản…
Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thành công ở thị trường này nhờ nắm bắt thông tin, đánh giá và điều chỉnh chiến lược thâm nhập phù hợp cũng như thấu hiểu thị trường và các vấn đề của hệ thống luật lệ Nhật Bản.
Ông Akitoshi Mikio, Phó chủ tịch công ty tư vấn My Lăng (My Lang Consultant Co., Ltd), cho biết giai đoạn 2011-2012, doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển đầu tư sang khu vực Đông Nam Á do muốn khai thác những thị trường tiềm năng mới để giảm chi phí cho sản xuất. Trong đó có nhiều công ty lớn ở ngành thực phẩm (Sapporo Beer, Nisshin Foods, Kewpie, Acecook…), công nghệ thông tin; sản xuất để xuất khẩu (dệt may, chế biến kim loại, nhựa, linh kiện đồ điện gia dụng…), dịch vụ hành chính (kế toán, xây dựng…)./.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp cho doanh nghiệp, những kiến thức, kỹ năng trong giao thương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản được đánh giá là một thị trường lớn và có mức độ cạnh tranh rất gay gắt, ngoài hệ thống thuế, hải quan, quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu…, luật pháp Nhật Bản cũng đòi hỏi phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để bảo đảm an toàn và y tế cho người dân.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS), mặc dù là hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện nhưng được áp dụng rộng rãi cho các đồ uống, sản phẩm chế biến, lâm sản và mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản, các sản phẩm chế biến có nguồn gốc nông–lâm–thủy sản…
Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thành công ở thị trường này nhờ nắm bắt thông tin, đánh giá và điều chỉnh chiến lược thâm nhập phù hợp cũng như thấu hiểu thị trường và các vấn đề của hệ thống luật lệ Nhật Bản.
Ông Akitoshi Mikio, Phó chủ tịch công ty tư vấn My Lăng (My Lang Consultant Co., Ltd), cho biết giai đoạn 2011-2012, doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng chuyển đầu tư sang khu vực Đông Nam Á do muốn khai thác những thị trường tiềm năng mới để giảm chi phí cho sản xuất. Trong đó có nhiều công ty lớn ở ngành thực phẩm (Sapporo Beer, Nisshin Foods, Kewpie, Acecook…), công nghệ thông tin; sản xuất để xuất khẩu (dệt may, chế biến kim loại, nhựa, linh kiện đồ điện gia dụng…), dịch vụ hành chính (kế toán, xây dựng…)./.
Mỹ Phương (TTXVN)