Ngày 25/10, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị quán triệt Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 16-CT/TU về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế tập thể của thành phố đến năm 2020, đồng thời triển khai kế hoạch này tới các sở, ban, ngành, quận, huyện và các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn thành phố.
Tại hội nghị, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thành phố cho biết, để cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể nêu trong Kết luận 56-KL/TW và Chỉ thị 16-CT/TU, Ủy ban nhân dân thành phố đã xây dựng kế hoạch "Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020" nhằm đưa các tư tưởng chỉ đạo của Đảng vào thực tiễn phát triển kinh tế tập thể thành phố.
Trong đó, mục tiêu của thành phố giai đoạn 2013 - 2015 là phát triển mới 600 tổ hợp tác, 75 hợp tác xã, 3 liên hiệp hợp tác xã; tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể đạt 10%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố 1%; thu hút 18.000 lao động làm việc.
Mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 là phát triển mới 1.500 tổ hợp tác, 175 hợp tác xã, 10 liên hiệp hợp tác xã; tốc độ tăng trưởng đạt 10%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố 1,2%; thu hút 50.000 lao động. Đặc biệt, đến năm 2020, trên 70% hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tích lũy tái đầu tư mở rộng sản xuất, đưa tỷ lệ hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả xuống dưới 10%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các sở, ngành, quận, huyện tập trung triển khai các giải pháp quan trọng như rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng tổ hợp tác, hợp tác xã theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động; xây dựng, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn về nhà xưởng, vốn tín dụng, cán bộ quản lý và nguồn nhân lực; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể được Trung ương, thành phố ban hành; xây dựng các đề án phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể; phát triển hợp tác xã vệ sinh môi trường, phát triển hợp tác xã nhà ở...; tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã thành phố.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 500 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại, nông nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, giao thông vận tải, quỹ tín dụng nhân dân. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, chất lượng, hiệu quả kinh tế của các hợp tác xã có bước chuyển biến rõ. Tỷ lệ hợp tác xã làm ăn khá, giỏi tăng từ gần 40% lên 70%; số hợp tác xã yếu kém, thua lỗ từ 37% còn trên 12%.
Trong lĩnh vực thương mại, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opfood, cửa hàng khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Siêu thị Co.opmart đã có mặt ở 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe khách liên tỉnh, các xe mang thương hiệu hợp tác xã đã chiếm gần 70%/./.
Tại hội nghị, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thành phố cho biết, để cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể nêu trong Kết luận 56-KL/TW và Chỉ thị 16-CT/TU, Ủy ban nhân dân thành phố đã xây dựng kế hoạch "Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020" nhằm đưa các tư tưởng chỉ đạo của Đảng vào thực tiễn phát triển kinh tế tập thể thành phố.
Trong đó, mục tiêu của thành phố giai đoạn 2013 - 2015 là phát triển mới 600 tổ hợp tác, 75 hợp tác xã, 3 liên hiệp hợp tác xã; tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể đạt 10%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố 1%; thu hút 18.000 lao động làm việc.
Mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 là phát triển mới 1.500 tổ hợp tác, 175 hợp tác xã, 10 liên hiệp hợp tác xã; tốc độ tăng trưởng đạt 10%/năm; tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố 1,2%; thu hút 50.000 lao động. Đặc biệt, đến năm 2020, trên 70% hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tích lũy tái đầu tư mở rộng sản xuất, đưa tỷ lệ hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả xuống dưới 10%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các sở, ngành, quận, huyện tập trung triển khai các giải pháp quan trọng như rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng tổ hợp tác, hợp tác xã theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động; xây dựng, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn về nhà xưởng, vốn tín dụng, cán bộ quản lý và nguồn nhân lực; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể được Trung ương, thành phố ban hành; xây dựng các đề án phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể; phát triển hợp tác xã vệ sinh môi trường, phát triển hợp tác xã nhà ở...; tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã thành phố.
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 500 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại, nông nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, giao thông vận tải, quỹ tín dụng nhân dân. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, chất lượng, hiệu quả kinh tế của các hợp tác xã có bước chuyển biến rõ. Tỷ lệ hợp tác xã làm ăn khá, giỏi tăng từ gần 40% lên 70%; số hợp tác xã yếu kém, thua lỗ từ 37% còn trên 12%.
Trong lĩnh vực thương mại, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opfood, cửa hàng khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Siêu thị Co.opmart đã có mặt ở 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe khách liên tỉnh, các xe mang thương hiệu hợp tác xã đã chiếm gần 70%/./.
Liên Phương (TTXVN)