Người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng lợi không nhỏ từ việc sẽ được sử dụng sảnphẩm của các nước Chile, New Zealand, Singapore, Brunei (các thành viên sánglập) và các nước đang trong quá trình đàm phán gia nhập là Mỹ, Australia, NhậtBản... do ưu đãi thuế.
Theo Vitas, sau khi ký kết, về khía cạnh xuất khẩu sẽ có một số lĩnh vực, mặthàng được hưởng lợi khi xuất khẩu vào các nước thuộc TPP với mức thuế nhập khẩubằng 0. Đáng chú ý, nếu Việt Nam vượt qua được đàm phán về vấn đề xuất xứ đảmbảo theo quy chế riêng của các nước đang phát triển thì các mặt hàng như dệtmay, da giày... của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế ở thị trường TPP.
Một trong những nguyên tắc cơ bản để được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuấtkhẩu hàng dệt may, da giày sang các nước có tham gia TPP là nguyên liệu sử dụngđược sản xuất tại nước sở tại, hoặc sử dụng của các nước thành viên TPP. Tuynhiên, hiện không ít doanh nghiệp dệt may, da giày muốn đầu tư hạ tầng cho lĩnhvực dệt nhuộm, thuộc da, nhưng khi mang dự án đến một số địa phương xin được đầutư đều bị từ chối.
Song hành cùng cơ hội luôn là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệpViệt Nam, bởi khi TPP có hiệu lực, doanh nghiệp muốn được ưu đãi thuế phải chứngminh được lô hàng xuất đi đúng quy tắc xuất xứ (sử dụng sợi, nguyên phụ liệu củaViệt Nam hoặc các nước TPP...); đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng chứng từvà các thủ tục khác.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo ngay từ bây giờ, doanh nghiệp phải củng cố cơsở dữ liệu và lưu trữ chứng từ đầy đủ để tránh những vướng mắc về các quy địnhnguồn gốc xuất xứ.
Thống kê của Vitas, đến nay đã có khoảng 10 doanh nghiệp các nước đặt vấn đề đầutư, mở nhà máy tại Việt Nam. Gia nhập TPP, khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệtmay vào Mỹ đang chịu thuế trung bình 17,3%, sẽ cắt giảm dần về 0%; tỷ lệ tăngtrưởng xuất khẩu vào Mỹ đang khoảng 7%/năm, sẽ đạt 15% trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ năm 2012 ước đạt khoảng 7,6 tỷ USD, dự kiếnsau khi ký TPP, đến năm 2020, con số này sẽ là 22 tỷ USD./.