Trong tuần qua, các cơ sở chế biến thủy sản ở Trà Vinh đã thu mua khoảng được 900 tấn tôm sú nguyên liệu, nâng tổng khối lượng thu mua tôm sú từ đầu vụ đến nay lên hơn 4.100 tấn.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đây chỉ là thời điểm bắt đầu thu hoạch tôm. Khi thu hoạch rộ, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng ứ hàng như một số năm trúng tôm trước do người dân thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn, trong khi năng lực thu mua của các doanh nghiệp chế biến thủy sản không đáp ứng kịp.
Ghi nhận tại địa bàn huyện Cầu Ngang, một trong những huyện có sản lượng tôm cao nhất trong tỉnh: Vụ tôm sú năm 2010 toàn huyện thả nuôi trên 5.500ha, tăng so cùng kỳ khoảng 30%. Hiện tại, toàn huyện có trên 30% diện tích đã thu hoạch, số hộ có lãi chiếm trên 80%, số hộ hòa vốn 12,72%, còn 6,4% số hộ bị lỗ. Nhiều nông dân dự đoán, số diện tích còn lại tỷ lệ hộ có lãi sẽ chiếm cao hơn so với tôm đã thu hoạch.
Theo kinh nghiệm 4 năm liền trúng tôm ở huyện Cầu Ngang, nhiều hộ dân đã mạnh dạn khẳng định: “Tôm từ 3 tháng tuổi trở lên, môi trường nước ổn định, tôm khỏe mạnh thì được xem là an toàn và có lãi.” Tại thời điểm này tỷ lệ tôm đạt trên 3 tháng tuổi chiếm trên 80%, nhất là những hộ thả nuôi đúng lịch, nên sản lượng tôm của toàn huyện được nhận định tăng, nông dân đang chuẩn bị đón thêm một vụ tôm bội thu.
Ông Dương Tấn Đởm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, qua khảo sát kết quả của những hộ thu hoạch trước và 80% diện tích ao nuôi ở giai đoạn trên 3 tháng tuổi, ước tính sản lượng tôm của toàn huyện năm 2010 sẽ tăng từ 20-25%. Năm 2009, sản lượng thu hoạch tôm sú của toàn huyện trên 8.200 tấn, năm nay có thể sẽ đạt trên 10.000 tấn.
Thời gian cao điểm thu hoạch tôm của huyện bắt đầu từ trung tuần tháng 8 và kéo dài từ 15-20 ngày. Trung bình mỗi ngày cao điểm sản lượng thu hoạch tôm của toàn huyện đạt từ 80-90 tấn/ngày, trong khi điều kiện thu mua của các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ tiếp nhận từ 50-60 tấn/ngày, nên rất có thể tái diễn trường hợp “chờ” bán như vụ tôm năm 2009.
Hiện tại, ngành chuyên môn đang khuyến cáo nông dân thu hoạch theo đợt, theo vùng tránh tình trạng cung lớn hơn cầu tôm sẽ “đụng” chợ. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, người nuôi tôm đôi lúc không chủ động được thời gian thu hoạch, nhất là trong điều kiện nhạy cảm, trong khi giá tôm đầu mùa đang hấp dẫn.
Anh Nguyễn Văn Bẹ, ở ấp Cái Già Trên, xã Hiệp Mỹ Đông vừa thu hoạch ao tôm 5000m2 mặt nước theo hình thức nuôi bán thâm canh, ước năng suất trên 2 tấn, trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng, anh bộc bạch: “Kinh nghiệm từ các năm trước, khi thu hoạch tôm vào thời điểm chính vụ giá tôm thương phẩm có khuynh hướng giảm, nhất là đụng chợ với các ao tôm công nghiệp, trong khi điều kiện thu mua của các doanh nghiệp khó hơn.”
Hiện tại, những hộ thu hoạch trước, tôm được thương lái chào giá 165.000 đồng/kg loại 19 con/kg, 150.000 đồng/kg loại 23 con/kg và 132.000 đồng/kg loại 32 con/kg… So cùng kỳ giá tăng khoảng 20%, nên nhiều hộ đang tranh thủ thu hoạch./.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đây chỉ là thời điểm bắt đầu thu hoạch tôm. Khi thu hoạch rộ, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng ứ hàng như một số năm trúng tôm trước do người dân thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn, trong khi năng lực thu mua của các doanh nghiệp chế biến thủy sản không đáp ứng kịp.
Ghi nhận tại địa bàn huyện Cầu Ngang, một trong những huyện có sản lượng tôm cao nhất trong tỉnh: Vụ tôm sú năm 2010 toàn huyện thả nuôi trên 5.500ha, tăng so cùng kỳ khoảng 30%. Hiện tại, toàn huyện có trên 30% diện tích đã thu hoạch, số hộ có lãi chiếm trên 80%, số hộ hòa vốn 12,72%, còn 6,4% số hộ bị lỗ. Nhiều nông dân dự đoán, số diện tích còn lại tỷ lệ hộ có lãi sẽ chiếm cao hơn so với tôm đã thu hoạch.
Theo kinh nghiệm 4 năm liền trúng tôm ở huyện Cầu Ngang, nhiều hộ dân đã mạnh dạn khẳng định: “Tôm từ 3 tháng tuổi trở lên, môi trường nước ổn định, tôm khỏe mạnh thì được xem là an toàn và có lãi.” Tại thời điểm này tỷ lệ tôm đạt trên 3 tháng tuổi chiếm trên 80%, nhất là những hộ thả nuôi đúng lịch, nên sản lượng tôm của toàn huyện được nhận định tăng, nông dân đang chuẩn bị đón thêm một vụ tôm bội thu.
Ông Dương Tấn Đởm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, qua khảo sát kết quả của những hộ thu hoạch trước và 80% diện tích ao nuôi ở giai đoạn trên 3 tháng tuổi, ước tính sản lượng tôm của toàn huyện năm 2010 sẽ tăng từ 20-25%. Năm 2009, sản lượng thu hoạch tôm sú của toàn huyện trên 8.200 tấn, năm nay có thể sẽ đạt trên 10.000 tấn.
Thời gian cao điểm thu hoạch tôm của huyện bắt đầu từ trung tuần tháng 8 và kéo dài từ 15-20 ngày. Trung bình mỗi ngày cao điểm sản lượng thu hoạch tôm của toàn huyện đạt từ 80-90 tấn/ngày, trong khi điều kiện thu mua của các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ tiếp nhận từ 50-60 tấn/ngày, nên rất có thể tái diễn trường hợp “chờ” bán như vụ tôm năm 2009.
Hiện tại, ngành chuyên môn đang khuyến cáo nông dân thu hoạch theo đợt, theo vùng tránh tình trạng cung lớn hơn cầu tôm sẽ “đụng” chợ. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, người nuôi tôm đôi lúc không chủ động được thời gian thu hoạch, nhất là trong điều kiện nhạy cảm, trong khi giá tôm đầu mùa đang hấp dẫn.
Anh Nguyễn Văn Bẹ, ở ấp Cái Già Trên, xã Hiệp Mỹ Đông vừa thu hoạch ao tôm 5000m2 mặt nước theo hình thức nuôi bán thâm canh, ước năng suất trên 2 tấn, trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng, anh bộc bạch: “Kinh nghiệm từ các năm trước, khi thu hoạch tôm vào thời điểm chính vụ giá tôm thương phẩm có khuynh hướng giảm, nhất là đụng chợ với các ao tôm công nghiệp, trong khi điều kiện thu mua của các doanh nghiệp khó hơn.”
Hiện tại, những hộ thu hoạch trước, tôm được thương lái chào giá 165.000 đồng/kg loại 19 con/kg, 150.000 đồng/kg loại 23 con/kg và 132.000 đồng/kg loại 32 con/kg… So cùng kỳ giá tăng khoảng 20%, nên nhiều hộ đang tranh thủ thu hoạch./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)