Khác hẳn với sự tưởng tượng của chúng tôi về những chấn song sắt và hàng rào dây thép gai giăng kín, khung cảnh trại Phú Sơn 4 hiện ra trước mắt với những ngôi nhà xây cao tầng, nằm trong quần thể kiến trúc sơn thủy, bên trái phải có ao hồ, giữa có sân vận động, nhà văn hóa, tường đài… hàng cây cổ thụ rợp bóng mát, cây cảnh được cắt tỉa công phu, hoa đua nhau khoe sắc thắm, cây đào, quất báo hiệu mùa Xuân đã về.
Trại Phú Sơn 4 thuộc Tổng Cục 8, Bộ Công an, nằm ở tỉnh Thái Nguyên, tọa lạc diện tích đất khoảng 500ha, gồm 6 phân trại và 1 trung tâm dạy nghề.
Đường vào các phân trại, bên ngoài xưởng lao động, thậm chí cả trước cửa buồng giam của phạm nhân, chỗ nào cũng ngập tràn sắc hoa. Với những phạm nhân ở vùng sâu, vùng xa, thời gian này, nhiều gia đình đã lên thăm con em. Món quà mà người thân thường dành cho phạm nhân trong dịp này là bánh kẹo, bánh chưng, giò lụa, thịt gà… Chính vì thế mà dường như Tết trong trại giam thường đến sớm hơn và nó là nỗi mong mỏi, chờ đợi của cả ngàn người đang cố gắng học tập, cải tạo, lao động để mong ngày được trở về ăn Tết cùng gia đình.
Đón tiếp chúng tôi vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, Đại tá Nguyễn Xuân Trường, Giám thị trại, Bí thư Đảng ủy cho biết năm 2011 là năm Trại Phú Sơn 4 thực hiện thắng lợi trên nhiều mặt công tác. Cụ thể được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào thi đua về an ninh bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2011, là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, được Đảng ủy Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng Cục 8, Bộ Công an) ghi danh và hơn 130 tập thể, cán bộ, chiến sỹ được các cấp từ Thủ tướng chính phủ, Bộ Công an, Tổng Cục 8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái nguyên tặng Bằng khen, giấy khen.
Trong công tác giáo dục cải tạo, đặc biệt là cuối năm 2011 đã có hơn 900 lượt phạm nhân được xét giảm thời hạn từ 3 tháng đến 2 năm và hơn 80 phạm nhân được xét tha trước thời hạn.
Giám thị trại Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh ngày Tết đang đến gần, theo kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Đảng ủy Tổng Cục 8 là đảm bảo trại an toàn trong mọi tình huống, đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, Ban giám thị trại đã quán triệt đến từng cán bộ, chiến sỹ, từng bộ phận, từng lực lượng, nêu cao thức trách nhiệm, thực hiện tốt luật thi hành án hình sự, để có hiệu quả, nghiêm túc hơn và an toàn.
Để đảm bảo cho công tác tổ chức tết Dương lịch và Âm lịch cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân, đây cũng là kết hoạch lớn, theo thông lệ hàng năm cứ vào công tác qúy thì Đảng ủy, Ban lãnh đạo họp và triển khai và có nội dung bàn về công tác chuẩn bị Tết.
Cũng theo Đại tá Nguyễn Xuân Trường năm nay trại đã cho tổ chức cho phạm nhân ăn tất niên từ sớm, mỗi phạm nhân ăn tết được hưởng 120.000 đồng từ quỹ sản xuất của từng phân trại, thành phần ăn có đủ hương vị của ngày Tết như giò, bánh trưng, dưa hành, thịt gà, cơm canh,.. sau khi ăn phạm nhân được nhận phần quà trị giá 50.000 đồng.
Tết này do trại trích quỹ sản xuất để tổ chức cho phạm nhân ăn tết, mỗi phạm nhân ăn Tết được hưởng 120.000 đồng gồm có ăn và một túi quà trị giá 50.000 đồng, trong thức ăn thực đơn đã duyệt co giò, nộm, măng miến, thịt gà bánh trưng và cơm. Đảng ủy lãnh đạo đơn vị, cán bộ chiến sỹ quán triệt sâu rộng và chặt chẽ, nghiêm túc công điện, kế hoạch của Bộ Công an, Tổng Cục 8 về tổ chức Tết đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân, các phận trại, đặc biệt nêu cao tinh thần cảnh giác, y thức trách nhiệm cao nhất để thực hiện các nguyên tắc công tác, chế độ chính sách của ngành.
Công tác dạy nghề tái hòa nhập cộng đồng đây được xác định là chính sách lớn, từ khi có Nghị định 80 của Chính phủ, đặc biệt năm 2011-2012 đẩy mạnh công tác tái hòa nhập cộng đồng. Năm 2011, trại lần đầu tiên mở hội nghị bàn về công tác tái hòa nhập cộng đồng đã có dấu hiệu tích cực, ngay tại hội nghị đã có doanh nghiệp, xí nghiệp tham gia tiếp nhận, bên cạnh đó còn có những phạm nhận ra trại đã tu chí làm ăn, thành đạt quay lại trại để đăng ký tiếp.
Đi cùng chúng tôi xuống khu sản xuất, Trung tá Bùi Văn Thức, đội trưởng đội giáo dục hồ sơ cho biết mỗi năm trại đã đào tạo nghề cho gần 120 phạm nhân để tái hòa nhập cộng đồng. Các ngành nghề chủ yếu như: hàn, tiện, sửa chữa ôtô, mộc, may găng tay… Những ngày này phạm nhân đang gấp rút hoàn thành công việc để tham gia đón Tết, đây cũng là ngày để các phạm nhân gác lại một năm lao động chăm chỉ, cải tạo tốt, sớm được được xét tha trước thời hạn.
Không khí đón Tết làm chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, bên ngoài bờ tường đến hành lang lối vào, các gốc cây các phạm nhân đang quét vôi, ve, bước vào sân chính hình ảnh 2 con rồng chiều dài tới 6m cao 3m đặt trên sân khấu đó là sản phẩm của các phạm nhân đang gấp rút hoàn thành, đó cũng là biểu tượng của linh vật trong 12 con giáp năm Nhâm Thìn.
Bước vào từng phân trại không khí ngày giáp Tết càng nhộn nhịp hơn, từng tốp phạm nhân bưng bê đào, quất, chậu hoa về buồng giam của mình. Ghé vào căn buồng dầy dép, chăn màn ngăn nắp, có cả tivi, tại đây phạm nhân đang xắp xếp dọn dẹp buồng, trang trí cây đào, tết hoa, dán lọng trang trí cùng hòa tiếng cười nói rộn ràng. Quây quần quanh mâm cỗ ngày Tết, thưởng thức những món ăn truyền thống sẽ làm họ vơi đi nỗi nhớ nhà của những con người lầm lỗi. Mâm cỗ ngày Tết mang trong mình giá trị tinh thần là vì thế.
Trò chuyện với chúng tôi phạm nhân Nguyễn Thị Hương, 53 tuổi, quê Lào Cai, lĩnh án 13 năm tù với án kinh tế, cải tạo trong trại giam nói: “Được sự quan tâm của Ban giám thị năm nay ăn Tết vui hơn rất nhiều, tôi đã 13 năm cố gắng cải tạo thật tốt, đây là năm cuối ở trại giam và sẽ sớm được về với gia đình.
Nhờ cán bộ trại giam cảm hóa, giáo dục nên tôi đã nhận ra lỗi lầm, ngày đầu mới vào trại buồn và hối hận lắm. Tôi sẽ động viên chị em ở lại cải tạo thật tốt, biết đoàn kết giúp đỡ các phạm nhân khác trong buồng, tôi nhớ đến cái Tết được ở bên gia đình, cả nhà quây quần bên nồi bánh trưng, sau khi ra tù sẽ tập chung chăm sóc 2 cháu nội, dạy cho chúng nên người.”
Đối với Phạm nhân Nguyễn Văn Thành, quê Bắc Ninh, 42 tuổi, đã có 11 năm trong trại vì án ma túy, đây cũng là năm cuối cùng chia sẻ: “Bố mẹ mất sớm, dính vào ma túy rồi chuyển sang buôn bán, đem cái chết trắng đến nhiều gia đình, bị kết án 13 năm, sau 12 năm cải tạo tốt, nhận ra lỗi lầm, đã cải tại tốt. Năm nay tôi phấn khởi được ra tù, đón một mùa Xuân mới, cảm ơn cán bộ quan tâm, cảm hóa, giáo dục tôi.
Tôi đã làm công việc cụ thể đó là tích cực xây dựng Quỹ hơi ấm nghĩa tình Phú Sơn, đây là quỹ mà các phạm nhân có điều kiện hơn đóng góp, gây quỹ để giúp đỡ phạm nhân khác có hoàn cảnh khó khăn, không gia đình, bệnh tật… qua đó chính cũng là sợi dây kết nối các phạm nhân với nhau, để đồng cảm, nhận thức sâu sắc tình yêu thương của các phạm nhân khác. Tôi học được nghề mộc, mong muốn sau khi ra tù trở thành người có ích cho xã hội, trở thành nhân tố tích cực tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy nơi mình cư trú."/.
Trại Phú Sơn 4 thuộc Tổng Cục 8, Bộ Công an, nằm ở tỉnh Thái Nguyên, tọa lạc diện tích đất khoảng 500ha, gồm 6 phân trại và 1 trung tâm dạy nghề.
Đường vào các phân trại, bên ngoài xưởng lao động, thậm chí cả trước cửa buồng giam của phạm nhân, chỗ nào cũng ngập tràn sắc hoa. Với những phạm nhân ở vùng sâu, vùng xa, thời gian này, nhiều gia đình đã lên thăm con em. Món quà mà người thân thường dành cho phạm nhân trong dịp này là bánh kẹo, bánh chưng, giò lụa, thịt gà… Chính vì thế mà dường như Tết trong trại giam thường đến sớm hơn và nó là nỗi mong mỏi, chờ đợi của cả ngàn người đang cố gắng học tập, cải tạo, lao động để mong ngày được trở về ăn Tết cùng gia đình.
Đón tiếp chúng tôi vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, Đại tá Nguyễn Xuân Trường, Giám thị trại, Bí thư Đảng ủy cho biết năm 2011 là năm Trại Phú Sơn 4 thực hiện thắng lợi trên nhiều mặt công tác. Cụ thể được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào thi đua về an ninh bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2011, là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, được Đảng ủy Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng Cục 8, Bộ Công an) ghi danh và hơn 130 tập thể, cán bộ, chiến sỹ được các cấp từ Thủ tướng chính phủ, Bộ Công an, Tổng Cục 8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái nguyên tặng Bằng khen, giấy khen.
Trong công tác giáo dục cải tạo, đặc biệt là cuối năm 2011 đã có hơn 900 lượt phạm nhân được xét giảm thời hạn từ 3 tháng đến 2 năm và hơn 80 phạm nhân được xét tha trước thời hạn.
Giám thị trại Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh ngày Tết đang đến gần, theo kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Đảng ủy Tổng Cục 8 là đảm bảo trại an toàn trong mọi tình huống, đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, Ban giám thị trại đã quán triệt đến từng cán bộ, chiến sỹ, từng bộ phận, từng lực lượng, nêu cao thức trách nhiệm, thực hiện tốt luật thi hành án hình sự, để có hiệu quả, nghiêm túc hơn và an toàn.
Để đảm bảo cho công tác tổ chức tết Dương lịch và Âm lịch cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân, đây cũng là kết hoạch lớn, theo thông lệ hàng năm cứ vào công tác qúy thì Đảng ủy, Ban lãnh đạo họp và triển khai và có nội dung bàn về công tác chuẩn bị Tết.
Cũng theo Đại tá Nguyễn Xuân Trường năm nay trại đã cho tổ chức cho phạm nhân ăn tất niên từ sớm, mỗi phạm nhân ăn tết được hưởng 120.000 đồng từ quỹ sản xuất của từng phân trại, thành phần ăn có đủ hương vị của ngày Tết như giò, bánh trưng, dưa hành, thịt gà, cơm canh,.. sau khi ăn phạm nhân được nhận phần quà trị giá 50.000 đồng.
Tết này do trại trích quỹ sản xuất để tổ chức cho phạm nhân ăn tết, mỗi phạm nhân ăn Tết được hưởng 120.000 đồng gồm có ăn và một túi quà trị giá 50.000 đồng, trong thức ăn thực đơn đã duyệt co giò, nộm, măng miến, thịt gà bánh trưng và cơm. Đảng ủy lãnh đạo đơn vị, cán bộ chiến sỹ quán triệt sâu rộng và chặt chẽ, nghiêm túc công điện, kế hoạch của Bộ Công an, Tổng Cục 8 về tổ chức Tết đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân, các phận trại, đặc biệt nêu cao tinh thần cảnh giác, y thức trách nhiệm cao nhất để thực hiện các nguyên tắc công tác, chế độ chính sách của ngành.
Công tác dạy nghề tái hòa nhập cộng đồng đây được xác định là chính sách lớn, từ khi có Nghị định 80 của Chính phủ, đặc biệt năm 2011-2012 đẩy mạnh công tác tái hòa nhập cộng đồng. Năm 2011, trại lần đầu tiên mở hội nghị bàn về công tác tái hòa nhập cộng đồng đã có dấu hiệu tích cực, ngay tại hội nghị đã có doanh nghiệp, xí nghiệp tham gia tiếp nhận, bên cạnh đó còn có những phạm nhận ra trại đã tu chí làm ăn, thành đạt quay lại trại để đăng ký tiếp.
Đi cùng chúng tôi xuống khu sản xuất, Trung tá Bùi Văn Thức, đội trưởng đội giáo dục hồ sơ cho biết mỗi năm trại đã đào tạo nghề cho gần 120 phạm nhân để tái hòa nhập cộng đồng. Các ngành nghề chủ yếu như: hàn, tiện, sửa chữa ôtô, mộc, may găng tay… Những ngày này phạm nhân đang gấp rút hoàn thành công việc để tham gia đón Tết, đây cũng là ngày để các phạm nhân gác lại một năm lao động chăm chỉ, cải tạo tốt, sớm được được xét tha trước thời hạn.
Không khí đón Tết làm chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, bên ngoài bờ tường đến hành lang lối vào, các gốc cây các phạm nhân đang quét vôi, ve, bước vào sân chính hình ảnh 2 con rồng chiều dài tới 6m cao 3m đặt trên sân khấu đó là sản phẩm của các phạm nhân đang gấp rút hoàn thành, đó cũng là biểu tượng của linh vật trong 12 con giáp năm Nhâm Thìn.
Bước vào từng phân trại không khí ngày giáp Tết càng nhộn nhịp hơn, từng tốp phạm nhân bưng bê đào, quất, chậu hoa về buồng giam của mình. Ghé vào căn buồng dầy dép, chăn màn ngăn nắp, có cả tivi, tại đây phạm nhân đang xắp xếp dọn dẹp buồng, trang trí cây đào, tết hoa, dán lọng trang trí cùng hòa tiếng cười nói rộn ràng. Quây quần quanh mâm cỗ ngày Tết, thưởng thức những món ăn truyền thống sẽ làm họ vơi đi nỗi nhớ nhà của những con người lầm lỗi. Mâm cỗ ngày Tết mang trong mình giá trị tinh thần là vì thế.
Trò chuyện với chúng tôi phạm nhân Nguyễn Thị Hương, 53 tuổi, quê Lào Cai, lĩnh án 13 năm tù với án kinh tế, cải tạo trong trại giam nói: “Được sự quan tâm của Ban giám thị năm nay ăn Tết vui hơn rất nhiều, tôi đã 13 năm cố gắng cải tạo thật tốt, đây là năm cuối ở trại giam và sẽ sớm được về với gia đình.
Nhờ cán bộ trại giam cảm hóa, giáo dục nên tôi đã nhận ra lỗi lầm, ngày đầu mới vào trại buồn và hối hận lắm. Tôi sẽ động viên chị em ở lại cải tạo thật tốt, biết đoàn kết giúp đỡ các phạm nhân khác trong buồng, tôi nhớ đến cái Tết được ở bên gia đình, cả nhà quây quần bên nồi bánh trưng, sau khi ra tù sẽ tập chung chăm sóc 2 cháu nội, dạy cho chúng nên người.”
Đối với Phạm nhân Nguyễn Văn Thành, quê Bắc Ninh, 42 tuổi, đã có 11 năm trong trại vì án ma túy, đây cũng là năm cuối cùng chia sẻ: “Bố mẹ mất sớm, dính vào ma túy rồi chuyển sang buôn bán, đem cái chết trắng đến nhiều gia đình, bị kết án 13 năm, sau 12 năm cải tạo tốt, nhận ra lỗi lầm, đã cải tại tốt. Năm nay tôi phấn khởi được ra tù, đón một mùa Xuân mới, cảm ơn cán bộ quan tâm, cảm hóa, giáo dục tôi.
Tôi đã làm công việc cụ thể đó là tích cực xây dựng Quỹ hơi ấm nghĩa tình Phú Sơn, đây là quỹ mà các phạm nhân có điều kiện hơn đóng góp, gây quỹ để giúp đỡ phạm nhân khác có hoàn cảnh khó khăn, không gia đình, bệnh tật… qua đó chính cũng là sợi dây kết nối các phạm nhân với nhau, để đồng cảm, nhận thức sâu sắc tình yêu thương của các phạm nhân khác. Tôi học được nghề mộc, mong muốn sau khi ra tù trở thành người có ích cho xã hội, trở thành nhân tố tích cực tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy nơi mình cư trú."/.
Doãn Tấn (Vietnam+)