Sau hơn hai tháng "xuất ngoại chui" sang Trung Quốc làm thuê hơn 10 tiếng mỗi ngày trên đồi chè; nơi ngủ nghỉ bẩn thỉu, nhếch nhác, ăn uống thiếu thốn, anh Lò Văn Minh, dân tộc Thái, 20 tuổi, ở bản Hợp 1, xã biên giới Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trở về nước chẳng được chủ thanh toán tiền công... Anh là một trong số hơn 50 trường hợp ở xã biên giới Bản Lang gặp phải tình trạng này.
Hành trình tay trắng trở về
Lò Văn Minh là người con út trong gia đình 5 anh em. Học xong cấp 2, không có tiền ăn học tiếp, anh ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng, làm nương. Tháng 3/2013, ông chủ đất Tao Văn Nguyên (người Thái), huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cùng Lò Văn Sím, bản Hợp 1, xã Bản Lang đến nhà rủ anh đi Trung Quốc làm với mức lương hơn 150 nhân dân tệ/ngày (tương đương khoảng 500.000 đồng). Vì Lò Văn Sím là chỗ quen biết nên gia đình tin tưởng để anh đi làm thuê.
Hơn hai tháng vật lộn với công việc nhưng không nhận được một đồng tiền công, anh đã ngậm ngùi trở về với hai bàn tay trắng.
Cũng ở bản Hợp 1, chị Vàng Thị Kếp, 52 tuổi có chồng đau ốm, nhà đông con, ruộng ít. Chị vay ngân hàng được 10 triệu mua trâu thì trâu chết. Đang trong hoàn cảnh khó khăn, có người đến rủ chị sang làm bên Trung Quốc sẽ có tiền trả nợ ngân hàng. Tin lời, chị cùng con trai bỏ bản ra đi.
Chị Kếp chia sẻ sau một thời gian, tiền trả nợ ngân hàng không có, ruộng thì bỏ hoang nhiều ngày, chị đau ốm dặt dẹo. Những ngày lao động vất vả bên kia biên giới không được trả tiền công, ngày về, chị vẫn hai bàn tay trắng.
Cùng chung số phận với anh Minh, chị Kếp còn có hơn 10 lao động khác. Họ được nghe những lời ngon ngọt nên đã rơi vào bẫy của kẻ xấu, vượt biên sang Trung Quốc làm không lương.
Theo lời anh Minh, khi ấy, người bên Trung Quốc đến đón và hứa sẽ làm toàn bộ thủ tục giấy tờ cho mọi người đi làm hợp pháp. Đến cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, khoảng 11 giờ trưa, người dẫn đường bảo giờ này công an không làm việc nên tất cả phải xuống xe, vượt biên bằng đường suối, sang bên Trung Quốc xe sẽ đón. Tiếp tục chạy sâu vào trong vùng nội địa, gần hai ngày đường xe mới đến nơi làm việc. Những người lao động thật thà, chân chất không biết mình đang ở đâu và cũng chẳng biết rằng bắt đầu từ ngày mai, mình sẽ phải làm công không lương.
Trên một khu đất giữa ngọn đồi hoang vắng, không có nơi ở, mọi người bảo nhau dựng lán trú tạm. Hàng ngày, từ 5 giờ 30 sáng, hơn chục lao động vác trên vai các dụng cụ cuốc, xẻng.. ra nương chè làm cỏ.
Sau hơn hai tháng vật lộn với công việc, những lao động này đã làm xong cỏ khu đồi chè như thỏa thuận. Thế nhưng, chủ đất không trả tiền công. Bà con quyết định trở về với mảnh đất quê hương, làm ruộng, làm nương như ngày trước.
Trên đường trở về, do không có giấy thông hành nên hơn chục lao động này bị Công an Trung Quốc bắt giữ. Hai tuần sau, họ được trao trả cho Việt Nam qua cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Khó quản lý
Đại tá Lò Văn Bích, Phó Giám đốc Công an Lai Châu cho biết việc quản lý bà con sang làm thuê bên Trung Quốc theo đường tiểu ngạch là rất khó. Công an tỉnh thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng tăng cường tuyên truyền, vận động bà con không xuất cảnh trái phép; khi muốn sang Trung Quốc thì phải làm đầy đủ giấy thông hành, hộ chiếu. Tuy nhiên, nhiều bà con có điều kiện khó khăn, thiếu thốn nên tận dụng những ngày nông nhàn, sang Trung Quốc với lý do thăm người thân và ở lại làm thuê tại một số đồi nương, trang trại.
Riêng tại xã bản Lang, năm 2012 đã có 12 lao động bị Công an Trung Quốc bắt và trả về Việt Nam. Từ đầu năm 2013 đến nay, xã có hơn 40 người, chủ yếu là thanh niên bị dụ dỗ đi làm thuê bên Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và đã tay trắng trở về. Họ đều có hoàn cảnh khó khăn, lại được hứa và đảm bảo trả đủ tiền lương nên đã bỏ bản ra đi. Thế nhưng, sau một thời gian dài, mất công, mất sức, họ lại trở về tay không.
Theo lời kể của những lao động từng bị lừa, chủ đất Trung Quốc có nhiều thủ đoạn để không trả công cho người lao động. Người thì bắt tiếp tục làm không công một thời gian nữa mới trả, kẻ thì bảo chưa có thu hoạch nên chưa có tiền. Có chủ đất gần đến thời hạn phải trả lương đã gọi Công an Trung Quốc đến kiểm tra. Vì vượt biên trái phép đi làm, không ai có đầy đủ giấy tờ nên những người lao động lại bị bắt trả về Việt Nam.
Ông Vàng Văn Nhiệm, Trưởng Công an xã Bản Lang cho biết dù đã có nhiều bài học nhưng không ít người vẫn bị dụ dỗ. Khi bỏ bản đi, bà con không báo cho chính quyền địa phương, do vậy, việc kiểm soát tình trạng này gặp rất nhiều khó khăn./.
Hành trình tay trắng trở về
Lò Văn Minh là người con út trong gia đình 5 anh em. Học xong cấp 2, không có tiền ăn học tiếp, anh ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng, làm nương. Tháng 3/2013, ông chủ đất Tao Văn Nguyên (người Thái), huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cùng Lò Văn Sím, bản Hợp 1, xã Bản Lang đến nhà rủ anh đi Trung Quốc làm với mức lương hơn 150 nhân dân tệ/ngày (tương đương khoảng 500.000 đồng). Vì Lò Văn Sím là chỗ quen biết nên gia đình tin tưởng để anh đi làm thuê.
Hơn hai tháng vật lộn với công việc nhưng không nhận được một đồng tiền công, anh đã ngậm ngùi trở về với hai bàn tay trắng.
Cũng ở bản Hợp 1, chị Vàng Thị Kếp, 52 tuổi có chồng đau ốm, nhà đông con, ruộng ít. Chị vay ngân hàng được 10 triệu mua trâu thì trâu chết. Đang trong hoàn cảnh khó khăn, có người đến rủ chị sang làm bên Trung Quốc sẽ có tiền trả nợ ngân hàng. Tin lời, chị cùng con trai bỏ bản ra đi.
Chị Kếp chia sẻ sau một thời gian, tiền trả nợ ngân hàng không có, ruộng thì bỏ hoang nhiều ngày, chị đau ốm dặt dẹo. Những ngày lao động vất vả bên kia biên giới không được trả tiền công, ngày về, chị vẫn hai bàn tay trắng.
Cùng chung số phận với anh Minh, chị Kếp còn có hơn 10 lao động khác. Họ được nghe những lời ngon ngọt nên đã rơi vào bẫy của kẻ xấu, vượt biên sang Trung Quốc làm không lương.
Theo lời anh Minh, khi ấy, người bên Trung Quốc đến đón và hứa sẽ làm toàn bộ thủ tục giấy tờ cho mọi người đi làm hợp pháp. Đến cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, khoảng 11 giờ trưa, người dẫn đường bảo giờ này công an không làm việc nên tất cả phải xuống xe, vượt biên bằng đường suối, sang bên Trung Quốc xe sẽ đón. Tiếp tục chạy sâu vào trong vùng nội địa, gần hai ngày đường xe mới đến nơi làm việc. Những người lao động thật thà, chân chất không biết mình đang ở đâu và cũng chẳng biết rằng bắt đầu từ ngày mai, mình sẽ phải làm công không lương.
Trên một khu đất giữa ngọn đồi hoang vắng, không có nơi ở, mọi người bảo nhau dựng lán trú tạm. Hàng ngày, từ 5 giờ 30 sáng, hơn chục lao động vác trên vai các dụng cụ cuốc, xẻng.. ra nương chè làm cỏ.
Sau hơn hai tháng vật lộn với công việc, những lao động này đã làm xong cỏ khu đồi chè như thỏa thuận. Thế nhưng, chủ đất không trả tiền công. Bà con quyết định trở về với mảnh đất quê hương, làm ruộng, làm nương như ngày trước.
Trên đường trở về, do không có giấy thông hành nên hơn chục lao động này bị Công an Trung Quốc bắt giữ. Hai tuần sau, họ được trao trả cho Việt Nam qua cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Khó quản lý
Đại tá Lò Văn Bích, Phó Giám đốc Công an Lai Châu cho biết việc quản lý bà con sang làm thuê bên Trung Quốc theo đường tiểu ngạch là rất khó. Công an tỉnh thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng tăng cường tuyên truyền, vận động bà con không xuất cảnh trái phép; khi muốn sang Trung Quốc thì phải làm đầy đủ giấy thông hành, hộ chiếu. Tuy nhiên, nhiều bà con có điều kiện khó khăn, thiếu thốn nên tận dụng những ngày nông nhàn, sang Trung Quốc với lý do thăm người thân và ở lại làm thuê tại một số đồi nương, trang trại.
Riêng tại xã bản Lang, năm 2012 đã có 12 lao động bị Công an Trung Quốc bắt và trả về Việt Nam. Từ đầu năm 2013 đến nay, xã có hơn 40 người, chủ yếu là thanh niên bị dụ dỗ đi làm thuê bên Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và đã tay trắng trở về. Họ đều có hoàn cảnh khó khăn, lại được hứa và đảm bảo trả đủ tiền lương nên đã bỏ bản ra đi. Thế nhưng, sau một thời gian dài, mất công, mất sức, họ lại trở về tay không.
Theo lời kể của những lao động từng bị lừa, chủ đất Trung Quốc có nhiều thủ đoạn để không trả công cho người lao động. Người thì bắt tiếp tục làm không công một thời gian nữa mới trả, kẻ thì bảo chưa có thu hoạch nên chưa có tiền. Có chủ đất gần đến thời hạn phải trả lương đã gọi Công an Trung Quốc đến kiểm tra. Vì vượt biên trái phép đi làm, không ai có đầy đủ giấy tờ nên những người lao động lại bị bắt trả về Việt Nam.
Ông Vàng Văn Nhiệm, Trưởng Công an xã Bản Lang cho biết dù đã có nhiều bài học nhưng không ít người vẫn bị dụ dỗ. Khi bỏ bản đi, bà con không báo cho chính quyền địa phương, do vậy, việc kiểm soát tình trạng này gặp rất nhiều khó khăn./.
Minh Chí (TTXVN)