Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 13/2, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Asha-Rose Migiro yêu cầu trao cho các nền kinh tế đang nổi vai trò lớn hơn nữa trong các cơ chế lãnh đạo toàn cầu.
Bà Migiro cho rằng các cơ quan có quyền quyết định hiện nay không phản ánh đầy đủ ảnh hưởng đang tăng lên của các thị trường đang phát triển và thị trường mới nổi đối với nền kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm Tiến trình Helsinki về Toàn cầu hóa và Dân chủ, bà Migiro nhấn mạnh lỗ hổng giữa những cấu trúc cũ và tình hình thực tế mới đang gây ra những bất đồng giữa các nhóm quốc gia ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Điều đó tạo ra sự cần thiết phải củng cố các mối quan hệ giữa các chính phủ, các nhóm xã hội dân sự, lĩnh vực tư nhân và các tổ chức quốc tế khác, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên.
Liên hợp quốc đang cố gắng để đạt các mục tiêu này thông qua hàng loạt các sáng kiến như chiến dịch mọi phụ nữ, mọi trẻ em nhằm khuyến khích vấn đề y tế toàn cầu, hay chiến dịch Năng lượng bền vững cho tất cả với trọng tâm là vấn đề an ninh và sự bền vững về năng lượng.
Bà Migiro lưu ý rằng Liên hợp quốc cũng cần có sự gắn kết về chính sách vì cơ quan này có tính phổ quát toàn cầu. Liên hợp quốc cần tập trung để đảm bảo rằng việc hoạch định các chính sách toàn cầu phản ánh được yêu cầu của những người nghèo và dễ bị tổn thương của thế giới, mà cách tốt nhất để làm điều đó là thu hẹp khoảng cách giữa những người đưa ra quyết định và những dân tộc mà họ đại diện.
Bà nói: "Khi chúng ta gắn kết các đối tác ở tất cả các cấp độ xã hội, chúng ta biến sự thù hận thành trách nhiệm và biến các ý tưởng mới thành những tiến bộ. Liên hợp quốc có thể mang người chơi khác nhau trên khắp thế giới lại với nhau. Chúng ta có thể liên kết họ trong cả các cuộc đàm phán chính thức và không chính thức về các vấn đề quan trọng nhất hiện nay."
Lễ kỷ niệm Tiến trình Helsinki, một sáng kiến chung của Phần Lan và Tanzania nhằm thiết lập một bộ các quy định được đưa ra trên cơ sở thoả thuận chung để quản lý tốt hơn tiến trình toàn cầu hoá, được tổ chức tại thủ đô Helsinki của Phần Lan./.
Bà Migiro cho rằng các cơ quan có quyền quyết định hiện nay không phản ánh đầy đủ ảnh hưởng đang tăng lên của các thị trường đang phát triển và thị trường mới nổi đối với nền kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm Tiến trình Helsinki về Toàn cầu hóa và Dân chủ, bà Migiro nhấn mạnh lỗ hổng giữa những cấu trúc cũ và tình hình thực tế mới đang gây ra những bất đồng giữa các nhóm quốc gia ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Điều đó tạo ra sự cần thiết phải củng cố các mối quan hệ giữa các chính phủ, các nhóm xã hội dân sự, lĩnh vực tư nhân và các tổ chức quốc tế khác, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên.
Liên hợp quốc đang cố gắng để đạt các mục tiêu này thông qua hàng loạt các sáng kiến như chiến dịch mọi phụ nữ, mọi trẻ em nhằm khuyến khích vấn đề y tế toàn cầu, hay chiến dịch Năng lượng bền vững cho tất cả với trọng tâm là vấn đề an ninh và sự bền vững về năng lượng.
Bà Migiro lưu ý rằng Liên hợp quốc cũng cần có sự gắn kết về chính sách vì cơ quan này có tính phổ quát toàn cầu. Liên hợp quốc cần tập trung để đảm bảo rằng việc hoạch định các chính sách toàn cầu phản ánh được yêu cầu của những người nghèo và dễ bị tổn thương của thế giới, mà cách tốt nhất để làm điều đó là thu hẹp khoảng cách giữa những người đưa ra quyết định và những dân tộc mà họ đại diện.
Bà nói: "Khi chúng ta gắn kết các đối tác ở tất cả các cấp độ xã hội, chúng ta biến sự thù hận thành trách nhiệm và biến các ý tưởng mới thành những tiến bộ. Liên hợp quốc có thể mang người chơi khác nhau trên khắp thế giới lại với nhau. Chúng ta có thể liên kết họ trong cả các cuộc đàm phán chính thức và không chính thức về các vấn đề quan trọng nhất hiện nay."
Lễ kỷ niệm Tiến trình Helsinki, một sáng kiến chung của Phần Lan và Tanzania nhằm thiết lập một bộ các quy định được đưa ra trên cơ sở thoả thuận chung để quản lý tốt hơn tiến trình toàn cầu hoá, được tổ chức tại thủ đô Helsinki của Phần Lan./.
(TTXVN/Vietnam+)