Ngày 3/12, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Trần Đắc Lợi đã trao Kỷ niệm chương "Vì Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc" tặng bà Hosoya Kumiko, 70 tuổi, Hội viên Hội đồng hòa bình và hữu nghị Nhật-Việt (JVPF).
Bà Hosoya Kumiko đã có nhiều hoạt động tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú của Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Trần Đắc Lợi bày tỏ sự cảm ơn bà Hosoya Kumiko trong suốt 15 năm qua đã tham gia tích cực vào các hoạt động trên. Qua 16 lần sang thăm Việt Nam, bà đã về nước tuyên truyền tới những người Nhật Bản về tình hình Việt Nam bằng các bài viết trong cuốn sách nhỏ của cá nhân.
Các bài viết này được lấy tư liệu qua các chuyến thăm các cơ sở nạn nhân chất độc da cam tại làng Hòa Bình, làng Hữu nghị ở Hà Nội, Trung tâm phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc da cam tại Thái Bình, Tây Ninh, Đà Nẵng, Bệnh viện Từ Dũ và qua chuyến thăm 29 gia đình nạn nhân chất độc da cam.
Bà Hosoya Kumiko còn tham gia phỏng vấn làm đĩa DVD mang tên "Dù thế nào tôi vẫn sống" năm 2008, ghi lại những ký ức của các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam tỉnh Thái Bình.
Bày tỏ niềm vinh dự khi nhận phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, bà Hosoya Kumiko cho biết, khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, bà đã về nước truyền đạt lại cho thế hệ trẻ Nhật Bản cùng biết và chia sẻ.
Bà Hosoya Kumiko cho biết, trong thời gian tới, bà rất quan tâm và mong muốn có nhiều hoạt động giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Nhân dịp này, một thành viên trong đoàn đại biểu JVPF là bà Hiramatsu Tomoko đã tặng Phó Chủ tịch Trần Đắc Lợi cuốn sách "Người phụ nữ làm thay đổi thế giới" viết về nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam.
Cuốn sách của bà Hiramatsu Tomoko viết dày hơn 300 trang. Bên cạnh bài viết ca ngợi nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, sách còn có nhiều hình ảnh minh họa về quan hệ hữu nghị nhân dân Nhật Bản-Việt Nam, hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.... Sách được in 2.000 cuốn và phát hành tại Nhật Bản từ tháng 11/2010./.
Bà Hosoya Kumiko đã có nhiều hoạt động tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú của Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Trần Đắc Lợi bày tỏ sự cảm ơn bà Hosoya Kumiko trong suốt 15 năm qua đã tham gia tích cực vào các hoạt động trên. Qua 16 lần sang thăm Việt Nam, bà đã về nước tuyên truyền tới những người Nhật Bản về tình hình Việt Nam bằng các bài viết trong cuốn sách nhỏ của cá nhân.
Các bài viết này được lấy tư liệu qua các chuyến thăm các cơ sở nạn nhân chất độc da cam tại làng Hòa Bình, làng Hữu nghị ở Hà Nội, Trung tâm phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc da cam tại Thái Bình, Tây Ninh, Đà Nẵng, Bệnh viện Từ Dũ và qua chuyến thăm 29 gia đình nạn nhân chất độc da cam.
Bà Hosoya Kumiko còn tham gia phỏng vấn làm đĩa DVD mang tên "Dù thế nào tôi vẫn sống" năm 2008, ghi lại những ký ức của các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam tỉnh Thái Bình.
Bày tỏ niềm vinh dự khi nhận phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, bà Hosoya Kumiko cho biết, khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, bà đã về nước truyền đạt lại cho thế hệ trẻ Nhật Bản cùng biết và chia sẻ.
Bà Hosoya Kumiko cho biết, trong thời gian tới, bà rất quan tâm và mong muốn có nhiều hoạt động giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Nhân dịp này, một thành viên trong đoàn đại biểu JVPF là bà Hiramatsu Tomoko đã tặng Phó Chủ tịch Trần Đắc Lợi cuốn sách "Người phụ nữ làm thay đổi thế giới" viết về nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ hòa bình và Phát triển Việt Nam.
Cuốn sách của bà Hiramatsu Tomoko viết dày hơn 300 trang. Bên cạnh bài viết ca ngợi nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, sách còn có nhiều hình ảnh minh họa về quan hệ hữu nghị nhân dân Nhật Bản-Việt Nam, hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.... Sách được in 2.000 cuốn và phát hành tại Nhật Bản từ tháng 11/2010./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)