Chiều 24/8, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng đã trao Kỷ niệm chương "Vì Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc" tặng ông Matsuura Masami, Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình hữu nghị Nhật-Việt (JVPF).
Phần thưởng là dịp tôn vinh những đóng góp của ông Matsuura Masami trong việc thúc đẩy giao lưu trên các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, đặc biệt là công tác từ thiện nhân đạo giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong 15 năm qua.
Phát biểu tại lễ trao, ông Matsuura Masami bày tỏ niềm vinh dự khi nhận phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức Việt Nam. Ông cho biết, kể từ lần đầu tiên sang Việt Nam vào năm 1996, khi trở về nước ông luôn mong muốn chia sẻ với người dân Nhật Bản những cảm nhận về hậu quả chiến tranh ở Việt Nam. Xuất phát từ trái tim và nhiệt huyết với Việt Nam, ông đã khởi xướng và bền bỉ tổ chức nhiều hoạt động vì một mục đích cao cả là mang lại niềm vui cho trẻ em Việt Nam.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, ông Matsuura Masami sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho việc tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Tháng 8/1996, trong dịp sang Việt Nam, ông Matsuura Masami tận mắt chứng kiến nhiều trẻ em Việt Nam bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin tại một số gia đình, cơ sở y tế ở Hà Nội và Huế. Những hình ảnh trẻ em không may mắn đó đã luôn thôi thúc ông hành động. Ông đã tổ chức nhiều buổi giới thiệu và nhiều chuyến du lịch chuyên đề đến Việt Nam.
Tính đến thánh 8/2009, ông đã tổ chức được 13 đợt với 168 người trên khắp Nhật Bản tham gia tìm hiểu về tình hình thiệt hại của chất độc da cam trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Trong các đợt đi tìm hiểu, ông đã ủng hộ chi phí phẫu thuật cho chín nạn nhân chất độc da cam tại làng Hòa Bình, Thanh Xuân (Hà Nội). Ông còn phối hợp với các tổ chức nhân dân khác ở Nhật Bản tổ chức các buổi hòa nhạc từ thiện ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Hàng năm ông thường xuyên sang Việt Nam, thăm và tặng học bổng cho các học sinh giỏi của trường Phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì, Hà Nội; trường Phổ thông dân tộc nội trú Phú Thọ./.
Phần thưởng là dịp tôn vinh những đóng góp của ông Matsuura Masami trong việc thúc đẩy giao lưu trên các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, đặc biệt là công tác từ thiện nhân đạo giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong 15 năm qua.
Phát biểu tại lễ trao, ông Matsuura Masami bày tỏ niềm vinh dự khi nhận phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức Việt Nam. Ông cho biết, kể từ lần đầu tiên sang Việt Nam vào năm 1996, khi trở về nước ông luôn mong muốn chia sẻ với người dân Nhật Bản những cảm nhận về hậu quả chiến tranh ở Việt Nam. Xuất phát từ trái tim và nhiệt huyết với Việt Nam, ông đã khởi xướng và bền bỉ tổ chức nhiều hoạt động vì một mục đích cao cả là mang lại niềm vui cho trẻ em Việt Nam.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, ông Matsuura Masami sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho việc tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Tháng 8/1996, trong dịp sang Việt Nam, ông Matsuura Masami tận mắt chứng kiến nhiều trẻ em Việt Nam bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin tại một số gia đình, cơ sở y tế ở Hà Nội và Huế. Những hình ảnh trẻ em không may mắn đó đã luôn thôi thúc ông hành động. Ông đã tổ chức nhiều buổi giới thiệu và nhiều chuyến du lịch chuyên đề đến Việt Nam.
Tính đến thánh 8/2009, ông đã tổ chức được 13 đợt với 168 người trên khắp Nhật Bản tham gia tìm hiểu về tình hình thiệt hại của chất độc da cam trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Trong các đợt đi tìm hiểu, ông đã ủng hộ chi phí phẫu thuật cho chín nạn nhân chất độc da cam tại làng Hòa Bình, Thanh Xuân (Hà Nội). Ông còn phối hợp với các tổ chức nhân dân khác ở Nhật Bản tổ chức các buổi hòa nhạc từ thiện ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Hàng năm ông thường xuyên sang Việt Nam, thăm và tặng học bổng cho các học sinh giỏi của trường Phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì, Hà Nội; trường Phổ thông dân tộc nội trú Phú Thọ./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)