Các bậc cha mẹ nào cũng đều mong muốn bé của mình hay ăn, nhưng khi nêm gia vị cho thức ăn họ thường có băn khoăn liệu những gia vị này có tốt cho bé?
Nói về muối, ông Thẩm Văn Chủ tịch Hội nghiên cứu chế độ ăn uống Trung Quốc đã tiết lộ với phóng viên Báo cuộc sống rằng trẻ em có độ mẫn cảm với muối cao hơn người lớn.
Khi hàm lượng muối có trong thực phẩm chiếm 0.25%, người lớn cảm thấy nhạt nhưng đối với trẻ em lại là mặn. Theo thời gian, khẩu vị của trẻ ngày càng mặn hơn trong khi nhu cầu về muối của cơ thể có hạn.
Trước 6 tháng, chức năng tiêu hóa, chức năng của thận ở trẻ chưa hoàn thiện, việc hấp thu nhiều muối càng gia tăng gánh nặng cho thận. Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ, cản trở khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.
Trong khoảng 6 tháng là thời điểm quan trọng hình thành và phát triển khẩu vị yêu thích của trẻ. Thời điểm này cần khuyến khích trẻ tiếp nhận nhiều loại thực phẩm phong phú để cảm nhận các vị khác nhau.
Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo trong 6 tháng, lượng natri mà trẻ hấp thụ là 200mg tương đương với 0.5g muối.
Sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng như sự lưu trữ quá trình trao đổi chất tự thân ở trẻ có thể cung cấp đủ lượng natri cần thiết để phát triển mà không cần bổ sung thêm.
Khoảng một tuổi, cơm mềm và mỳ dần trở thành thức ăn chính của trẻ. Tại thời điểm này có thể thêm chút muối nhưng càng muộn càng tốt và nên giới hạn ở 1g, tối đa không quá 2g mỗi ngày.
Đối với những trẻ mắc bệnh tim, viêm phổi và viêm đường hô hấp cần hạn chế muối. Trước 3 tuổi, không nên cho trẻ ăn mỳ chính. Nếu thêm mỳ chính phải giảm lượng muối. Đương tự cũng có thể lựa chọn xì dầu cho trẻ với cách thức mỗi 15ml xì dầu tương ứng 1g muối.
Để hạn chế muối cho trẻ tốt nhất nên đợi chế biến xong rồi mới cho muối vào. Khi đó, muối đều phủ trên bề mặt thức ăn, chỉ cần một chút là có thể cảm nhận được vị mặn./.
Nói về muối, ông Thẩm Văn Chủ tịch Hội nghiên cứu chế độ ăn uống Trung Quốc đã tiết lộ với phóng viên Báo cuộc sống rằng trẻ em có độ mẫn cảm với muối cao hơn người lớn.
Khi hàm lượng muối có trong thực phẩm chiếm 0.25%, người lớn cảm thấy nhạt nhưng đối với trẻ em lại là mặn. Theo thời gian, khẩu vị của trẻ ngày càng mặn hơn trong khi nhu cầu về muối của cơ thể có hạn.
Trước 6 tháng, chức năng tiêu hóa, chức năng của thận ở trẻ chưa hoàn thiện, việc hấp thu nhiều muối càng gia tăng gánh nặng cho thận. Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ, cản trở khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.
Trong khoảng 6 tháng là thời điểm quan trọng hình thành và phát triển khẩu vị yêu thích của trẻ. Thời điểm này cần khuyến khích trẻ tiếp nhận nhiều loại thực phẩm phong phú để cảm nhận các vị khác nhau.
Hiệp hội dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo trong 6 tháng, lượng natri mà trẻ hấp thụ là 200mg tương đương với 0.5g muối.
Sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng như sự lưu trữ quá trình trao đổi chất tự thân ở trẻ có thể cung cấp đủ lượng natri cần thiết để phát triển mà không cần bổ sung thêm.
Khoảng một tuổi, cơm mềm và mỳ dần trở thành thức ăn chính của trẻ. Tại thời điểm này có thể thêm chút muối nhưng càng muộn càng tốt và nên giới hạn ở 1g, tối đa không quá 2g mỗi ngày.
Đối với những trẻ mắc bệnh tim, viêm phổi và viêm đường hô hấp cần hạn chế muối. Trước 3 tuổi, không nên cho trẻ ăn mỳ chính. Nếu thêm mỳ chính phải giảm lượng muối. Đương tự cũng có thể lựa chọn xì dầu cho trẻ với cách thức mỗi 15ml xì dầu tương ứng 1g muối.
Để hạn chế muối cho trẻ tốt nhất nên đợi chế biến xong rồi mới cho muối vào. Khi đó, muối đều phủ trên bề mặt thức ăn, chỉ cần một chút là có thể cảm nhận được vị mặn./.
Thùy Linh (Vietnam+)