Triển khai Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris

Dự án VN-SIPA được thực hiện với mục tiêu tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Triển khai Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris ảnh 1Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện tại Quyết định số 363 ngày 3/4/2019.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 2241 phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris.

Dự án được thực hiện trong 4 năm (2019-2023) trên phạm vi cả nước, với tổng nguồn vốn 10,3 triệu euro.

[Thúc đẩy các quyền con người trong thời đại số và biến đổi khí hậu]

Cơ quan chủ quản là Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ dự án là Cục Biến đổi khí hậu. Nhà tài trợ dự án là Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức; Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện.

Cơ quan phối hợp tham gia thực hiện dự án gồm các Bộ: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban Nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết Dự án VN-SIPA được thực hiện với mục tiêu tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trọng tâm là thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

Từ khi phê duyệt Văn kiện Dự án VN-SIPA đến nay, Nhóm công tác thực hiện Dự án đã tích cực phối hợp với GIZ và các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các văn bản cần thiết, xây dựng kế hoạch tổng thể, các phương án triển khai thực hiện.

Ban chỉ đạo dự án cũng đã tổ chức cuộc họp với các bên đối tác, các cơ quan tham gia thực hiện để cùng hợp tác, chỉ đạo các hoạt động của Dự án từ nay cho đến năm 2023.

VN-SIPA là dự án hợp tác chung giữa Việt Nam và Đức trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris. Đây là dự án rất quan trọng, bởi nó giải quyết một vấn đề khó nhất, thách thức nhất trong thời đại ngày nay - biến đổi khí hậu. Do đó, việc triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris rất cấp bách.

Dự án VN-SIPA đã đưa ra các hoạt động, chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu một cách tổng thể, đa ngành, theo hướng giảm nhẹ và thích ứng.

Dự án gồm 5 hợp phần đầu ra, trong đó hợp phần 1 - tăng cường năng lực xây dựng, rà soát, cập nhật, triển khai NDC và Thỏa thuận Paris; hợp phần 2 - tăng cường khung pháp lý thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và lồng ghép NDC vào chiến lược ngành của các bộ; hợp phần 3 - thực hiện thí điểm thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Hà Tĩnh và Quảng Bình; hợp phần 4 - xây dựng một số hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA); hợp phần 5 - tăng cường điều phối các dự án trong khuôn khổ Sáng kiến khí hậu toàn cầu IKI./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).