Triển lãm bất động sản Cityscape Abu Dhabi được tổ chức từ ngày 18/4 đến 21/4 tại thủ đô Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất - UAE) tập trung vào tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự thay đổi trọng tâm để hoàn thành các đề án bất động sản.
Triển lãm đã thu hút 250 nhà trưng bày từ 35 quốc gia, trong đó có mô hình thu nhỏ của Abu Dhabi vào năm 2030, nếu Chính phủ giữ đúng tiến độ quy hoạch.
Tuy nhiên, không có đề án mới nào được công bố tại triểm lãm.
Mark Morris Jones thuộc Công ty Nghiên cứu CB Richard Ellis lưu ý các nhà đầu tư cần cân bằng thời gian hoàn thành với nhu cầu: "Rất nhiều các đề án công bố trong 4-5 năm qua đã bị chậm lại."
Đồng tình với quan điểm này, ông Ousama Ghannoum, quản lý tiếp thị tại ALDAR Properties - nhà khai thác bất động lớn nhất Abu Dhabi nói: "Chúng tôi sẽ xem xét lại một số dự án khi nhu cầu trên thị trường thay đổi."
Ông cho rằng các nhà đầu tư hiện nay đang tập trung vào "nhà ở giá cả phải chăng" hơn là các "thị trường cao cấp".
Nhờ sự giàu có về dầu mỏ và ít các dự án bất động sản mới, nên Abu Dhabi không bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng nợ như ở Dubai, nơi giá nhà đất giảm một nửa do thiếu các nhà đầu tư, trong khi hàng nghìn bất động sản mới được đưa ra thị trường.
Theo một nghiên cứu (chỉ tính các dự án có ngân sách trên 10 triệu USD) của công ty nghiên cứu Proleads, công bố tại triển lãm, chỉ có 9 dự án tại Abu Dhabi, có trị giá 491 triệu USD bị hủy bỏ, trong khi 42 dự án khác, có trị giá 6,8 tỷ USD đã được giữ lại.
Nghiên cứu trên còn cho biết có 307 dự án có tổng giá trị 153,9 tỷ USD đang trong giai đoạn thực hiện, 104 dự án nữa có trị giá 73,97 tỷ USD sắp được tiến hành.
Hiện Abu Dhabi đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, trong nỗ lực đưa nền kinh tế vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng. Nền tảng tài chính mạnh mẽ của Abu Dhabi, chủ yếu là nhờ giá dầu phục hồi, cho phép các nhà khai thác có liên kết với Chính phủ thuận lợi hơn hơn so với các công ty đang gặp khó khăn ở Dubai.
Carlos Obeid, Giám đốc tài chính Mubadala, công ty có liên quan tới những dự án đồ sộ ở Abu Dhabi nói: "Chúng tôi cảm thấy không phải đối mặt với bất kỳ vấn đề gì về tài chính trong các dự án của mình."
Theo nhà nghiên cứu Jones, Abu Dhabi "đã được cách ly", giống như Qatar và Arập Xêút, trái ngược với các khoản nợ leo thang của Dubai và các thị trường bất động sản khác, nhờ khả năng thanh khoản cao. Nguồn cung bất động sản ở Abu Dhabi không cao như Dubai, do hoạt động đầu cơ tràn lan.
Hoạt động kinh doanh tại triển lãm đã thay đổi đáng kể từ giai đoạn trước khủng hoảng, khi các nhà khai thác bất động sản tại UAE, chủ yếu là Dubai và Abu Dhabi, bán ra các dự án lớn chỉ vài giờ sau khi công bố.
Dubai đã mở cửa thị trường bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2002, sớm hơn so với Abu Dhabi./.
Triển lãm đã thu hút 250 nhà trưng bày từ 35 quốc gia, trong đó có mô hình thu nhỏ của Abu Dhabi vào năm 2030, nếu Chính phủ giữ đúng tiến độ quy hoạch.
Tuy nhiên, không có đề án mới nào được công bố tại triểm lãm.
Mark Morris Jones thuộc Công ty Nghiên cứu CB Richard Ellis lưu ý các nhà đầu tư cần cân bằng thời gian hoàn thành với nhu cầu: "Rất nhiều các đề án công bố trong 4-5 năm qua đã bị chậm lại."
Đồng tình với quan điểm này, ông Ousama Ghannoum, quản lý tiếp thị tại ALDAR Properties - nhà khai thác bất động lớn nhất Abu Dhabi nói: "Chúng tôi sẽ xem xét lại một số dự án khi nhu cầu trên thị trường thay đổi."
Ông cho rằng các nhà đầu tư hiện nay đang tập trung vào "nhà ở giá cả phải chăng" hơn là các "thị trường cao cấp".
Nhờ sự giàu có về dầu mỏ và ít các dự án bất động sản mới, nên Abu Dhabi không bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng nợ như ở Dubai, nơi giá nhà đất giảm một nửa do thiếu các nhà đầu tư, trong khi hàng nghìn bất động sản mới được đưa ra thị trường.
Theo một nghiên cứu (chỉ tính các dự án có ngân sách trên 10 triệu USD) của công ty nghiên cứu Proleads, công bố tại triển lãm, chỉ có 9 dự án tại Abu Dhabi, có trị giá 491 triệu USD bị hủy bỏ, trong khi 42 dự án khác, có trị giá 6,8 tỷ USD đã được giữ lại.
Nghiên cứu trên còn cho biết có 307 dự án có tổng giá trị 153,9 tỷ USD đang trong giai đoạn thực hiện, 104 dự án nữa có trị giá 73,97 tỷ USD sắp được tiến hành.
Hiện Abu Dhabi đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, trong nỗ lực đưa nền kinh tế vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng. Nền tảng tài chính mạnh mẽ của Abu Dhabi, chủ yếu là nhờ giá dầu phục hồi, cho phép các nhà khai thác có liên kết với Chính phủ thuận lợi hơn hơn so với các công ty đang gặp khó khăn ở Dubai.
Carlos Obeid, Giám đốc tài chính Mubadala, công ty có liên quan tới những dự án đồ sộ ở Abu Dhabi nói: "Chúng tôi cảm thấy không phải đối mặt với bất kỳ vấn đề gì về tài chính trong các dự án của mình."
Theo nhà nghiên cứu Jones, Abu Dhabi "đã được cách ly", giống như Qatar và Arập Xêút, trái ngược với các khoản nợ leo thang của Dubai và các thị trường bất động sản khác, nhờ khả năng thanh khoản cao. Nguồn cung bất động sản ở Abu Dhabi không cao như Dubai, do hoạt động đầu cơ tràn lan.
Hoạt động kinh doanh tại triển lãm đã thay đổi đáng kể từ giai đoạn trước khủng hoảng, khi các nhà khai thác bất động sản tại UAE, chủ yếu là Dubai và Abu Dhabi, bán ra các dự án lớn chỉ vài giờ sau khi công bố.
Dubai đã mở cửa thị trường bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2002, sớm hơn so với Abu Dhabi./.
Trà My (Vietnam+)